Tại sao bà bầu bị thiếu sắt?

Sắt là một vi chất tuy có hàm lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng vô cùng cần thiết. Thông thường do cơ thể có khả năng điều chỉnh tốt nên rất ít khi thiếu sắt. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, Sắt có vai trò thế nào đối với cơ thể? Dấu hiệu nào cho thấy bà bầu bị thiếu sắt?

Tại sao bà bầu bị thiếu sắt? Tại sao bà bầu bị thiếu sắt?

Sắt là một vi chất tuy có hàm lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng vô cùng cần thiết. Thông thường do cơ thể có khả năng điều chỉnh tốt nên rất ít khi thiếu sắt. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, do nhu cầu về sắt cho cơ thể và thai nhi nhiều hơn nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu sắt. Sắt có vai trò thế nào đối với cơ thể? Dấu hiệu nào cho thấy bà bầu bị thiếu sắt? Những thông tin cơ bản trên sẽ có trong bài viết dưới đây.

Vai trò của sắt trong cơ thể

  • Tạo máu: Sắt là thành phần chủ yếu tạo nên hemoglobin. Đây là loại protein trong tế bào máu (hồng cầu), có vai trò vận chuyển oxy đến nuôi các cơ quan trong cơ thể.
  • Cho cơ bắp khỏe mạnh: Bên cạnh sắt được tìm thấy chủ yếu trong hemoglobin thì hàm lượng nhỏ sắt được tìm thấy trong cơ bắp. Cung cấp đủ hàm lượng sắt giúp cho cơ bắp săn chắc và dẻo dai.
  • Cần cho não bộ hoạt động tốt: Sắt là thành phần chính tạo nên hemoglobin, loại protein có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Trong khi đó, não bộ chúng ta cần rất nhiều oxy để thực hiện các chức năng và thực tế nó sử dụng đến 20% lượng oxy trong máu.
  • Cải thiện tinh thần: Một lợi ích đáng ngạc nhiên mà sắt mang đến cho sức khỏe của bạn đó chính là khả năng cải thiện tinh thần. Sắt là một vi chất vô cùng quan trọng trong sự tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là dopamine, norepinephrine và serotonin. Đây là những chất dẫn truyền thần kinh này giúp bạn tạo nên sự hưng phấn, giúp bạn có được tinh thần phấn chấn, vui vẻ, lạc quan.
  • Nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Sắt là một trong những chất tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một khi bị thiếu sắt, hệ thống miễn dịch sẽ suy yếu, khi đó cơ thể bạn sẽ giảm khả năng được bảo vệ trước những tác nhân gây bệnh.
  • Điều hòa nhiệt độ cơ thể: nếu bạn cảm thấy mình thường xuyên bị lạnh, đó có thể là bởi vì bạn đã thiếu sắt. Sắt giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách đảm bảo một lượng máu lưu thông khắp cơ thể do sắt có vai trò tạo máu.

Nguyên nhân bà bầu bị thiếu sắt là gì?

Nguyên nhân chủ yếu gây thiếu sắt ở phụ nữ mang thai là do chế độ ăn không cung cấp đủ sắt so với nhu cầu. Do khi mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể sẽ tăng cao hơn bình thường để cung cấp cho thai nên tình trạng thiếu sắt càng phổ biến.

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy lượng sắt trong khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai nhiều nơi chỉ đạt khoảng 40% nhu cầu khuyến cáo. Phụ nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai cũng gây thiếu sắt nhiều hơn.

Dấu hiệu bà bầu bị thiếu sắt

vicare.vn-tai-sao-ba-bau-bi-thieu-sat-body-1
  • Dấu hiệu thường gặp nhất do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai là mệt mỏi, cảm giác thiếu sức lực, chóng mặt.
  • Da xanh xao, kết mạc mắt, niêm mạc dưới móng, niêm mạc môi nhợt nhạt. Thai phụ có thể cảm thấy tim đập nhanh, thở gấp, khó tập trung, suy giảm trí nhớ.
  • Một số thai phụ thiếu sắt nặng có thể cảm thấy thèm ăn những thứ không phải là thực phẩm như giấy, đất sét.

Làm gì để phát hiện thiếu sắt ơ rbaf bầu?

Thông thường thì tình trạng thiếu sắt xảy ra ở các giai đoạn sau của thai kỳ, rơi vào tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 7. Thiếu sắt trong quá trình mang thai có thể không xuất hiện dấu hiệu nào đặc trưng. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm mới có thể xác định được.

Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm hàm lượng sắt để xem thai phụ có bị thiếu sắt hay không. Đồng thời xét nghiệm công thức máu để xem bạn có bị thiếu máu không. Do thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu.

Bà bầu bị thiếu sắt có nguy hiểm không?

vicare.vn-tai-sao-ba-bau-bi-thieu-sat-body-2

Thiếu sắt ở phụ nữ mang thai có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn con. Đối với mẹ, dễ bị sẩy thai, rau tiền đạo, rau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản.

Đối với con, sau khi sinh ra dễ bị nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai.

Dự phòng và điều trị thiếu sắt khi mang thai

Nếu bà bầu bị thiếu sắt hoặc kể cả chưa thiếu sắt thì vẫn cần dùng một số loại thuốc bổ sung sắt cho cơ thể. Loại thuốc và liều dùng phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt của từng bà bầu.

Thai phụ nên tuân thủ đúng liều dùng, không nên bổ sung lượng sắt nhiều hơn liều được chỉ định vì như thế sẽ gặp những tác dụng phụ không mong muốn.

Phụ nữ mang thai nên uống viên sắt khi đang đói với nước lọc hoặc nước ép cam, nước ép bưởi hay bất kỳ nước trái cây nào khác giàu vitamin C. Vitamin C có tác dụng giúp sắt được hấp thu tốt hơn. Không nên dùng cà phê, trà vì chúng thường gây giảm hấp thu sắt.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai thai cần ăn các thực phẩm giàu sắt như: các loại thịt đỏ (như thịt bò), cá, gan, lòng đỏ trứng, đậu đỗ, rau xanh.

Sau khoảng một tháng điều trị, bạn có thể giảm hoặc mất các triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, bạn vẫn nên bổ sung sắt trong thời gian tiếp theo do nhu cầu sắt trong suốt thời kỳ mang thai vẫn cao. Bạn có thể bị thiếu sắt trở lại bất cứ lúc nào nếu không tiếp tục bổ sung thực phẩm giàu sắt

Thai phụ nên đi khám thai định kỳ nhằm sớm phát hiện những trường hợp thiếu sắt để kịp thời điều trị, đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Các triệu chứng và cách điều trị bệnh thiếu máu sắt
  • Thiếu nước ối khi mang thai – nguyên nhân và cách khắc phục