Tại sao ăn thịt gà có thể giảm 28% nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ

Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở các chị em. Vì thế, các chị em rất muốn tìm hiểu xem ăn gì để giảm nguy cơ phát triển ung thư vú? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về ung thư vú và liệu ăn thịt gà có tốt không trong việc phòng bệnh này.

Tại sao ăn thịt gà có thể giảm 28% nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ Tại sao ăn thịt gà có thể giảm 28% nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ

Ung thư vú là gì?

Ung thư dùng để chỉ một căn bệnh khi khi một nhóm tế bào trong cơ thể tăng trưởng vượt ngoài tầm kiểm soát. Tế bào ung thư tiếp tục nhân lên thêm, phát triển nhanh chóng và lấn át tế bào bình thường. Phần lớn các tế bào này sẽ tụ tập ở một vị trí, tạo thành khối u. Điều này khiến cho các cơ quan xung quanh khó hoạt động hiệu quả như thường lệ.

Đối với ung thư vú, phần lớn bắt đầu từ vùng tiểu quản (là các ống cực nhỏ dẫn sữa tới núm vú). Các tế bào niêm lót tiểu quản bắt đầu nhân lên quá mức bình thường dẫn đến ung thư tiểu quản. Một số người bị ung thư vú khác sẽ bắt đầu từ tế bào niêm lót tiểu thùy (tuyến tạo sữa), gọi là ung thư tiểu thùy.

Ung thư vú rất đáng quan ngại bởi mức độ phổ biến của nó. Trên thế giới, có khoảng 1,4 triệu người mắc ung thư vú. Tại Việt Nam ung thư vú cũng là bệnh ung thư chiếm tỷ lệ hàng đầu trong các loại ung thư ở nữ giới, và là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ 4 trong năm 2018 (với 6103 tử vong).

Ăn gì để giảm nguy cơ phát triển ung thư vú?

vicare.vn-tai-sao-thit-ga-co-giam-28-nguy-co-phat-trien-ung-thu-vu-o-phu-nu-body-1
Kiêng rượu để giảm thiểu nguy cơ phát triển ung thư vú

Một nghiên cứu mới đây của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ mang tên Sister Study đã cho thấy việc sử dụng thịt gà (thay vì thịt bò, thịt cừu hay thịt lợn) có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Nghiên cứu này được thực hiện trên 42012 phụ nữ, trong vòng 8 năm. Các nhà nghiên cứu khảo sát chế độ ăn và phân tích phương pháp nấu ăn của những người phụ nữ này trong suốt khoảng thời gian này. Yêu cầu để được tham gia công trình nghiên cứu này là những người phụ nữ này có độ tuổi từ 35 đến 74, chưa từng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, nhưng có chị em gái mắc phải căn bệnh này.

Công trình nghiên cứu đã đưa ra các kết luận sau đây:

  • Những người ăn nhiều thịt đỏ (ví dụ như thịt bò) có khả năng phát triển một dạng ung thư vú xâm lấn gấp 4 lần so với những người ăn ít. Trong khi đó, những người ăn nhiều thịt gia cầm như gà, vịt, gà tây,... sẽ giảm 15% khả năng mắc bệnh.
  • Nhìn chung, nếu thay thế thịt bò, xúc xích, hay các loại thịt đã qua chế biến khác bằng thịt gà, nguy cơ mắc bệnh của phụ nữ sẽ giảm 28%.
  • Phương pháp nấu ăn (ví dụ như chiên hay nướng) không gây ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh ung thư.
  • Tình trạng bệnh có khả năng phát triển mạnh ở những người phụ nữ sau mãn kinh.
  • Các chế độ liên quan đến lối sống như tập thể dục, kiêng rượu,... không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu này chỉ bao gồm phụ nữ có tiền sử gia đình bệnh ung thư vú, vì thế, chưa thể sử dụng kết quả này cho tất cả chị em phụ nữ. Tuy nhiên, đây cũng là một kết quả khả quan. Nghiên cứu không chỉ rõ nguyên nhân tại sao thịt gà lại tốt hơn. Một số dự đoán của các nhà nghiên cứu là do bản thân thịt đỏ đã có khả năng làm tăng tỷ lệ gây ung thư nói chung. Theo như thông tin của tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, thịt đỏ chứa chất béo, N-glycolylneuraminic, và các hợp chất chứa chất sắt. Các hợp chất này đều có liên quan đến quá trình hình thành khối u. Trong khi đó, thịt gà chứa ít chất béo hơn, ít tạo ra stress bên trong cơ thể, giảm tổn thương ADN và ít gây đột biến gien, là một trong những nguyên nhân gây ung thư. Các nhà nghiên cứu có kế hoạch tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân tại sao thịt gia cầm giúp giảm nguy cơ gây ung thư vú.

Bên cạnh việc ăn thịt gà thay cho các loại thịt khác, sau đây là một số lời khuyên dành cho các chị em phụ nữ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú:

  • Xây dựng một lối sống lành mạnh.
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, nhất là các sản phẩm có chứa phytoestrogen.
  • Cân nhắc việc điều trị bổ sung hormone ở giai đoạn mãn kinh: Việc tăng thêm lượng hormone estrogen vào cơ thể có thể làm tăng sự phân chia tế bào vú, dẫn đến tăng nguy cơ phát triển tế bào ung thư.
  • Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, lợi tiểu có tác dụng phụ là tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Bạn nên tham khảo bác sĩ nếu lo lắng về các tác dụng phụ này.

Ăn thịt gà có tốt không?

vicare.vn-tai-sao-thit-ga-co-giam-28-nguy-co-phat-trien-ung-thu-vu-o-phu-nu-body-2

Sau khi biết thịt gà có tác dụng giảm thiểu ung thư như vậy, hẳn các chị em sẽ chuyển sang thực đơn ăn thịt gà thường xuyên. Vậy thì các chị em cũng nên tìm hiểu xem ăn thịt gà có tốt không, ăn nhiều thịt gà là có lợi hay có hại đối với cơ thể và các bệnh lý khác. Nhìn chung thịt gà rất tốt cho sức khỏe. Việc thường xuyên ăn thịt gà không chỉ giúp giảm nguy cơ ung thư vú mà còn rất có lợi cho các cơ quan khác trong cơ thể:

  • Tốt cho tim mạch: như đã nói ở trên, thịt gà chứa ít chất béo, giúp giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch do mỡ trong máu gây ra. Ngoài ra, thịt gà giúp ngăn chặn và kiểm soát homocysteine, một loại axit không có lợi cho tim mạch. Vì thế, ăn thịt gà sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch cho các chị em.
  • Giàu protein: với hàm lượng protein cao, thịt gà là lựa chọn tốt cho các bạn nữ muốn giảm cân, tăng cơ, và giữ cân nặng như ý lâu dài.
  • Chống trầm cảm: thịt gà có chứa lượng tryptophan rất cao, đây là tiền chất giúp tạo nên serotonin trong não. Serotonin là hợp chất giúp cân bằng cảm xúc. Vì thế, khi cảm thấy tâm trạng đi xuống, bạn có thể chọn ăn các món từ thịt gà để giúp tăng nồng độ serotonin, làm tâm trạng tốt hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Ngừa loãng xương: đối với người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh, nguy cơ loãng xương là rất cao. Vì thế, các chị em nên ăn các món gà hầm, canh gà còn xương để bổ sung canxi cho mình.
  • Giàu phốt pho: thịt gà chứa hàm lượng phốt pho cao, rất cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Phốt pho cũng là chất quan trọng cho sức khỏe của gan, thận và hệ thần kinh.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: trong thịt gà có chứa selenium, đây là loại khoáng chất rất hiệu quả trong việc tăng cường hoạt động tuyến giáp và hệ miễn dịch.
  • Tăng cường trao đổi chất: selenium trong thịt gà cũng có tác động cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Vitamin B6 trong thịt gà cũng giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tiêu hóa thức ăn mà không giữ lại chất béo, giúp giảm cân hiệu quả. Với hàm lượng protein tuyệt vời, ít chất béo và có khả năng tăng cường quá trình trao đổi chất, thịt gà bổ sung nguồn năng lượng lớn cho cơ thể và giúp giảm cân.
  • Tăng cường thị lực: Thịt gà có chứa retinol, alpha và beta-carotene, lycopene có nguồn gốc từ vitamin A, là các chất rất tốt cho sức khỏe của mắt.
  • Dưỡng ẩm cho da và môi: có thể bạn ngạc nhiên, nhưng riboflavin trong thịt gà, đặc biệt là trong gan gà có tác dụng sửa chữa các mô dưới da, giúp cho làn da mịn màng, mềm mại hơn. Vì thế ngoài việc chăm chỉ bôi kem và uống nước, các chị em cũng nên nhớ ăn thịt gà trong các bữa ăn hằng ngày.

Tự kiểm tra ung thư vú như thế nào?

Ung thư vú thường gặp ở phụ nữ có tiền sử gia đình, tức là trong gia đình có người mắc ung thư vú. Nếu trong gia đình có mẹ hoặc bà, anh chị em mắc bệnh này thì bạn nên đi tầm soát ung thư vú, bởi gen di truyền là một trong những nguyên nhân rõ ràng nhất của ung thư vú. Ngoài ra, phụ nữ sinh con muộn (sinh con đầu lòng khi đã quá 35 tuổi), vô sinh, hiếm muộn, hoặc không cho con bú, cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn.

Tuy phổ biến, nhưng ung thư vú là một trong những ung thư có thể chữa được, đặc biệt nếu được phát hiện sớm. Tỷ lệ chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu lên đến 80%. Nếu phát hiện ở giai đoạn hai, tỷ lệ giảm xuống còn 60%, nhưng vẫn rất khả quan.

Vì thế, phụ nữ từ 20 tuổi trở lên được khuyến cáo kiểm tra vú tại nhà, khoảng mỗi tháng 1 lần để phát hiện sớm ung thư vú. Thời điểm kiểm tra tốt nhất là sau khi hết kỳ kinh khoảng 5 ngày, bởi lúc này là lúc vú mềm nhất. Các bước để kiểm tra vú như sau:

vicare.vn-tai-sao-thit-ga-co-giam-28-nguy-co-phat-trien-ung-thu-vu-o-phu-nu-body-3

Quan sát bằng mắt: để ngực trần, hai tay xuôi theo người, đứng trước gương và quan sát hay bầu vú xem có gì bất thường không, hai bên vú có đối xứng không. Bạn nên quan sát xem da ngực có nhăn nheo, sần sùi, hay thay đổi màu sắc không. Nhìn kỹ xem núm vú có gì khác thường không, có lõm vào hay tiết ra dịch gì không bình thường không.

  1. Kiểm tra đầu vú: dùng hai ngón tay vê nhẹ đầu vú xem có gì khác thường không. Ấn nhẹ xuống núm vú xem có khối u hay cục gì không. Sau đó bóp nhẹ núm vú xem có tiết ra dịch gì bất thường không.
  2. Kiểm tra toàn bộ vú: dùng bốn ngón tay, nhẹ nhàng xoa vú theo hình xoắn ốc từ núm vú ra bên ngoài, hoặc theo hình nan hoa, từ núm tỏa ra ngoài, rồi từ ngoài vào trong. Sau đó, dùng bốn ngón tay miết nhẹ từ trên xuống, và từ dưới lên. Đối với tất cả các động tác này, bạn phải chú ý xem vú có mềm mại đều ở tất cả các vị trí không, hay có những cục u, khối cứng bất thường.

Với phụ nữ trên 40 tuổi và có nguy cơ cao mắc ung thư vú, bạn nên đi tầm soát ung thư vú để có thể phát hiện nhanh chóng và chính xác nhất, nếu mắc bệnh.

Các phương pháp điều trị ung thư vú

Nếu như chị em bị chẩn đoán ung thư vú, tùy theo giai đoạn, độ tuổi, khả năng chịu đựng của mỗi cá nhân, mà một hoặc một vài phương pháp điều trị ung thư vú sau sẽ được áp dụng.

Phẫu thuật trị ung thư vú

Đa số phụ nữ bị ung thư vú đều trải qua một số dạng phẫu thuật. Có một vài loại phẫu thuật là cắt bỏ u vú, cắt bỏ vú, hoặc cắt bỏ hạch bạch huyết ở nách. Phụ nữ nào trải qua thủ thuật cắt bỏ vú cũng đều có thể được phục hồi vú, bất kể vào cùng một thời điểm hay về sau này.

Cắt bỏ u vú còn gọi là phẫu thuật bảo toàn vú. Ưu điểm của cắt bỏ u vú là có thể giữ lại hầu hết bầu vú. Nhược điểm của điều này là bệnh nhân sẽ phải trải qua xạ trị sau phẫu thuật. Nhưng một vài phụ nữ đã qua thủ thuật cắt bỏ toàn bộ vú cũng cần được chiếu xạ vào vùng vú. Các chị em nhớ rằng cần phải tìm hiểu kỹ mọi thông tin trước khi lựa chọn giữa thủ thuật cắt bỏ u vú và cắt bỏ vú. Nhìn thoáng qua thì quý vị có thể thấy cắt bỏ vú là cách tốt nhất để “dứt sạch toàn bộ”. Phụ nữ có xu hướng chọn thủ thuật cắt bỏ vú vì lý do này. Nhưng thật ra thì trong đa số trường hợp, cắt bỏ u vú cũng hiệu nghiệm như cắt bỏ vú. Các nghiên cứu trong 20 năm qua đã chứng minh điều này.

Xạ trị

Chiếu xạ nghĩa là dùng chùm tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể sử dụng trị liệu này để tiêu diệt bất cứ tế bào ung thư nào còn sót trong vú, tại thành ngực, hoặc ở vùng nách sau khi giải phẫu. Có 2 cách chính để thực hiện liệu pháp chiếu xạ. Có thể chiếu xạ vào vú từ máy móc đặt bên ngoài cơ thể. Các bạn có thể được biết về phương pháp này dưới tên gọi chiếu xạ bằng chùm tia ngoài. Bên cạnh đó, cũng có thể đặt thẳng các hạt phóng xạ vào mô vú ở kế cạnh vùng ung thư thay vì nhắm chùm tia phóng xạ từ bên ngoài cơ thể vào mục tiêu. Đây gọi là liệu pháp cận phóng xạ.

Hóa trị

Hóa học trị liệu nghĩa là sử dụng thuốc để chống lại ung thư. Có thể đưa thuốc vào qua mạch máu hoặc uống dưới dạng viên. Các loại thuốc này đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể. Hóa học trị liệu thường được thực hiện theo chu kỳ hay chu trình. Sau mỗi chu trình điều trị, bệnh nhân sẽ được tạm nghỉ vài tuần lễ. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng ít nhất 2 dược phẩm chữa trị trong hầu hết thời gian. Quá trình điều trị thường kéo dài nhiều tháng.

Bệnh nhân vẫn thường lo lắng về các phản ứng phụ của hóa học trị liệu. Phương pháp này có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, thấy khó chịu ở dạ dày, và bị rụng tóc. Nhưng những vấn đề rắc rối này sẽ mất đi sau khi kết thúc chữa trị. Ví dụ như, nếu tóc của bạn bị rụng thì cũng sẽ mọc lại, và có nhiều cách điều trị các phản ứng phụ. Nếu bạn gặp phải bất cứ phản ứng phụ nào thì nhớ thông báo cho bác sĩ hoặc y tá biết để họ giúp đỡ.

Liệu pháp hormone

Estrogen là nội tiết tố nữ được cơ thể tạo ra cho tới khi các chị em đến thời điểm mãn kinh, và sau thời điểm đó thì chỉ tạo ra một lượng ít hơn rất nhiều. Estrogen khiến cho một vài dạng ung thư vú tăng trưởng mạnh hơn. Vì lý do đó, ngăn chặn ảnh hưởng của estrogen hoặc hạ thấp mức estrogen cũng là cách điều trị một số dạng ung thư vú.

Tamoxifen là loại thuốc ngăn chặn estrogen thường dùng nhất. Đây là một loại thuốc uống, dưới dạng viên. Trong rất nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ dùng tamoxifen trong 5 năm sau khi trải qua phẫu thuật. Thuốc này hạ thấp xác suất tái phát ung thư ở một vài phụ nữ. Cũng có thể sử dụng tamoxifen để điều trị tình trạng ung thư vú đang lan rộng, và để giảm thiểu tỷ lệ ung thư vú ở những phụ nữ có nguy cơ bị bệnh này.

Xem thêm:

  • Tầm soát ung thư là gì? Những điều cần biết về tầm soát ung thư?
  • Ô nhiễm không khí cũng gây nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
  • hời điểm nào tốt nhất để chẩn đoán bệnh của “vòng 1”?