Tại sao 100% người đều không chịu được hơi thở có mùi tỏi

Tỏi là loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, được chế biến cùng các loại thực phẩm khác như một loại gia vị, hoặc ăn sống. Nhưng tỏi lại được dạ dày tiêu hóa và thoát ra hơi thở có mùi tỏi, gây khó chịu cho nhiều người. Tại sao mọi người lại không chịu được hơi thở có mùi tỏi? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tại sao 100% người đều không chịu được hơi thở có mùi tỏi Tại sao 100% người đều không chịu được hơi thở có mùi tỏi

Nguồn gốc của tỏi

Tỏi là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây, v.v... và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.

Tỏi là một trong những cây gia vị dễ trồng, nếu gặp thời tiết thuận lợi sẽ phát triển cực kì nhanh chóng, lợi dụng ưu điểm này, ngay cả ở trong những thành phố, khu đô thị, mọi người cũng trồng được tỏi trong những thùng xốp đặt trước của nhà hoặc ở ban công.

Tỏi – một loại gia vị trong nấu ăn

Tỏi có thể sử dụng thành gia vị trong nước chấm pha chế gồm mắm, tỏi, ớt, tương, đường...

Tỏi được trộn đều với các món rau xào (rau lang xào, rau muống xào, ...) khiến món ăn dậy mùi thơm.

Tỏi cũng được làm nước muối tỏi và ớt.

Trong nấu ăn một số món có kèm theo tỏi phi.

Phần hay được sử dụng nhất của cả cây tỏi là củ tỏi. Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ. Tỏi sinh trưởng tốt trong môi trường nóng và ẩm. Nếu muốn bảo quản tỏi dùng trong nấu nướng, cần cất tỏi ở chỗ khô ráo thì sẽ không mọc mầm. Khi nấu nướng cần bỏ lớp vỏ bảo vệ và vứt bỏ phần mầm tỏi thường màu xanh có thể nằm sâu trong tép tỏi. Tỏi được cho là có tính chất kháng sinh và tăng khả năng phòng ngừa ung thư, chống huyết áp cao, mỡ máu ở con người.

Ngoài ra, lá tỏi còn được chế biến làm gỏi Việt Nam. Tuy nhiên cần bóc vỏ tỏi và để trong không khí một lát rồi ăn sống thì sẽ có hiệu quả chống ung thư cao hơn. Một số dân tộc trên thế giới tin rằng tỏi giúp họ chống lại ma, quỷ, ma cà rồng

vicare.vn-tai-sao-100-nguoi-deu-khong-chiu-duoc-hoi-tho-co-mui-toi-body-1

Tại sao ăn tỏi, hơi thở có mùi tỏi?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng hơi thở có mùi tỏi là các hợp chất gốc Sulfuric (SO42-) có trong tỏi. Tỏi còn thúc đẩy sự hoạt động của một số vi khuẩn trong miệng khiến cho mùi trong miệng của bạn khó chịu hơn.

Mặc dù đã đánh răng, súc miệng rất kỹ sau khi ăn tỏi, có rất nhiều người vẫn có cảm giác hơi thở có mùi tỏi rất khó chịu sau khi ăn. Điều này xảy ra khi bạn ăn khá nhiều tỏi và các hợp chất gốc Sulfuric đã tìm được đường chuyển hóa và tan cả vào trong máu. Hợp chất Allyl methyl sulfide (AMS), khi chất này đã có trong máu, chúng sẽ tìm cách thoát ra ngoài cơ thể của bạn thông qua nhiều đường, trong đó có cả việc hòa lẫn với không khí ở trong phổi hay các lỗ chân lông. Do vậy, mặc dù bạn đã đánh răng và súc miệng rất kỹ thì hơi thở của bạn từ phổi đi ra vẫn có mùi khó chịu.

Và phải đợi tới khoảng 72 giờ sau đó, hơi thở của bạn mới trở lại bình thường như cũ.

Mẹo khắc phục hơi thở có mùi tỏi

vicare.vn-tai-sao-100-nguoi-deu-khong-chiu-duoc-hoi-tho-co-mui-toi-body-2
Bạn có thể uống một cốc trà xanh sau khi ăn tỏi để khử mùi hôi của tỏi

Để tránh được mùi tỏi, việc bạn phải làm là át mùi này bằng một vài mùi khác mạnh hơn. HoiBenh đưa đến bạn một vài gợi ý dưới đây:

  • Trà xanh rất giàu polyphenol có thể làm mất mùi hôi của tỏi. Bạn có thể uống một cốc trà xanh sau khi ăn tỏi để khử mùi hôi của tỏi
  • Những enzym tự nhiên trong táo đỏ, quả mọng, kiwi cũng phá vỡ được hợp chất lưu huỳnh của tỏi. Hãy ăn những loại quả này sau khi ăn tỏi để khử mùi hôi.
  • Ăn rau mùi tây: Theo Reader's Digest, các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi được tiết ra không chỉ trong miệng mà còn trong ruột, từ đó chúng thấm vào phổi và da. Điều này khiến hơi thở mùi tỏi trở nên phức tạp hơn, vệ sinh miệng sẽ rất khó để loại bỏ mùi này. Rất may rau mùi tây có thể giúp bạn. Các hóa chất thực vật như diệp lục và polyphenol trong rau mùi tây kết hợp với lưu huỳnh trong tỏi làm giảm bớt mùi tỏi khi ăn. Húng quế, húng tây, bạc hà và thì là cũng có tác dụng tương tự.
  • Uống sữa: Nghiên cứu trên tạp chí Khoa học Thực phẩm, Mỹ cho thấy uống sữa trước hoặc trong bữa ăn có thể ngăn ngừa hơi thở có mùi tỏi. Nước trong sữa hoạt động như chất súc miệng và chất béo trung hòa lưu huỳnh. Đặc biệt, bạn nên chọn sữa nguyên chất thay vì sữa tách béo để có hiệu quả cao
  • Ăn chanh: Không chỉ tốt cho sức khỏe, chanh còn có tác dụng khác là khử mùi hôi của tỏi. Acid từ chanh trung hòa allinase, loại enzyme gây mùi được giải phóng từ tỏi nghiền. Bạn có thể cắt 1 lát chanh mỏng và ngậm cho miếng chanh tan dần hoặc vắt 1/2 quả chanh sau đó dùng nước cốt chanh để uống
  • Sử dụng nước súc miệng để khử hơi thở có mùi tỏi : Một trong những cách hiệu quả nhất để trung hòa các hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi là sử dụng nước súc miệng chứa clo dioxide hoặc kẽm.

Xem thêm:

  • Ăn tỏi với mật ong có sao không?
  • Ăn gì chữa bệnh đau bao tử?
  • Trị mụn trứng cá bằng tỏi có thực sự hiệu quả không?