Tắc nghẽn đường ruột ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm như mẹ nghĩ?
Ngoài những bệnh vặt như viêm họng, khó tiêu khi ăn, sổ mũi, nóng sốt... Thì các ông bố bà mẹ cũng phải đang lo lắng đối mặt với vấn để trẻ sơ sinh bị tắc nghẽn đường ruột. Đây có thể coi là một tình trạng khá nguy hiểm ở trẻ, tuy nhiên vẫn có rất nhiều cách để giúp mẹ có thể khắc phục được tình trạng trên ở con.
Tắc nghẽn đường ruột ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm như mẹ nghĩ?
Ngoài những bệnh vặt như viêm họng, khó tiêu khi ăn, sổ mũi, nóng sốt... Thì các ông bố bà mẹ cũng phải đang lo lắng, cũng như đối mặt với vấn đề tắc nghẽn đường ruột ở trẻ sơ sinh. Đây có thể coi là một tình trạng khá nguy hiểm ở trẻ, tuy nhiên vẫn có rất nhiều cách để giúp mẹ có thể khắc phục được tình trạng trên ở con. Vì vậy mẹ nên hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, từ đó chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.
Tắc nghẽn đường ruột ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân
Thông thường, tắc nghẽn đường ruột ở trẻ sơ sinh thường là do lồng ruột của trẻ. Khi trẻ có triệu chứng khóc nhiều, khóc to, khó chịu và đau bụng kéo dài từ 15 đến 20 phút một lần đau, thì rất có thể là trẻ đang gặp tình trạng tắc ruột. Ngoài ra, có một số dấu hiệu giúp mẹ dễ nhận ra trẻ đang bị tắc ruột là trẻ sẽ bị tiêu chảy liên tục khi đi ngoài, nôn ói ngay sau khi lượng thức ăn đi vào cơ thể, nhiều trẻ sẽ bị hành sốt cao rất tội nghiệp.
Ngoài ra, triệu chứng tắc nghẽn đường ruột ở trẻ sơ sinh còn là kết quả của việc mẹ sinh non và trong quá trình mẹ bầu mang thai thì cơ thể bị nhiễm những bệnh vặt như cảm cúm, đau đầu, sốt, trường hợp của những bé sinh mổ, sợi dây mô còn bám lại trong bụng... Một số trẻ khác có thể gặp triệu chứng tắc nghẽn ruột do khuyết tật bẩm sinh, hay do trẻ bị thoát vị, viêm túi thừa..
Tắc nghẽn đường ruột ở những trẻ sơ sinh là một triệu chứng thường gặp và phần đông trẻ nào cũng sẽ mắc phải triệu chứng này. Bố mẹ là người gần gũi với trẻ nhất, nên khi quan sát trẻ có những biểu hiện khác thường thì bố mẹ phải nhanh chóng nhận ra. Tốt nhất khi bé có dấu hiệu tắc nghẽn đuồng ruột, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở Y tế để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Vậy trẻ sơ sinh tắc nghẽn đường ruột có nguy hiểm?
Tắc ruột là triệu chứng ruột của bé bị tắc nghẽn, không có đường cho các thức ăn có thể tiêu hóa được trong ruột. Làm quá trình tiêu hóa của bé bị “đứng lại”. Đặc biệt tắc nghẽn đường ruột thường gặp nhất khi trẻ được 3 tuổi. Nếu không có những liệu pháp để điều trị hay triệu chứng này ở trẻ được phát hiện chậm, thì có nhiều khả năng việc tắc nghẽn đường ruột ở trẻ sơ sinh có thể gây chết ruột. Về lâu dài, sẽ làm nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Vậy nên khi phát hiện trẻ có những thay đổi thất thường, mẹ nên lập tức đưa trẻ đi thăm khám tại các bệnh viện uy tín, để các bác sĩ có thể kiểm tra và điều trị cho bé kịp thời.
Ngoài ra để có thể đảm bảo được sức khỏe của con, mẹ phải có một chế độ sinh hoạt cho bé thật hợp lý và an toàn. Kiểm soát bé hằng ngày thông qua những việc như kiểm tra lượng dinh dưỡng của bé hấp thụ hằng ngày thông qua các thức ăn, việc bé ti sữa mẹ hay chế độ ăn dặm của bé. Đồng thời, để giảm thiểu tắc nghẽn đường ruột ở trẻ sơ sinh, mẹ phải hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thực phẩm chứa nhiều chất xơ, cho trẻ uống đầy đủ lượng nước trong một ngày để đảm bảo độ ẩm cho trẻ.
Việc tắc nghẽn đường ruột của trẻ khi phát hiện, mẹ phải có những giải pháp để chấm dứt tình trạng này ngay, để tránh những rủi ro mà trẻ có thể gặp sau này. Đặc biệt, đối với những bé ti sữa mẹ hoàn toàn thì mẹ phải thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình để đảm bảo được sự lượng sữa mà bé hấp thụ. Còn đối với những trẻ 3 tuổi, thì phần lớn là trẻ đã ngưng ti mẹ và uống thêm sữa ngoài, do vậy bố mẹ phải chú ý đến loại sữa mà bé đang sử dụng, đồng thời phải cho bé bổ sung những dưỡng chất cần thiết để đảm bảo không ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ.