Tác hại của việc tập đứng sớm cho trẻ

Là những người làm cha, làm mẹ, chắc hẳn, ai cũng mong muốn con mình lớn lên khỏe mạnh, phát triển nhanh và nhận thức tốt. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại quá nôn nóng trong các giai đoạn phát triển của trẻ. Đặc biệt, việc tập đứng sớm sẽ có những hệ lụy không nhỏ lên hệ xương của trẻ.

Tác hại của việc tập đứng sớm cho trẻ Tác hại của việc tập đứng sớm cho trẻ

Mấy tháng nên tập đứng cho trẻ?

Mọi sự phát triển ở triển ở trẻ đều có quy luật nhất định. Sau 3 tháng đầu đời, trẻ có thể dùng 2 tay để chống đẩy cơ thể, 4-6 tháng thì tập lẫy, 7-8 tháng tập bò và đứng. Lên 1 tuổi trẻ bắt đầu tập đi. Vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ quy luật phát triển này để hỗ trợ bé phát triển tốt nhất, tránh gây ra những tổn thương lên hệ xương của bé.

Theo như quy luật trên, đến 8 tháng tuổi, các bé đã có thể thực hiện nhiều động tác như: lăn qua lăn lại, bò, trường, ngồi lên và đặc biệt có thể đứng. Trong thời điểm này, thân người, cơ bắp cũng như đôi chân của bé đã trở nên cứng cáp hơn, vì vậy, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé đứng vững.

vicare.vn-tac-hai-cua-viec-tap-dung-som-cho-tre-body-1

8 tháng tuổi là thời gian thích hợp để trẻ tập đứng.

Lúc bé mới bắt đầu tập đứng, bé có thể vịn tay vào bất cứ thứ gì mà chúng nghĩ là chắc chắn. Bé có thể vịn vào tường, ghế sofa, chân của mẹ... Vì lúc này bé đứng chưa vững nên mẹ cần chú ý: không để những đồ vậy không đủ vững chắc, những đồ vật sắc nhọn hoặc có thể gây tổn thương xung quanh trẻ.

Đến khoảng 10-12 tháng, lúc này, bé đã có thể đứng vững và giữ thăng bằng mà không cần vịn, bám vào bất cứ thứ gì hay không cần đến sự giúp đỡ của người lớn. Trong giai đoạn này, bé cũng đã biết cách gập đầu gối để ngồi xuống và đứng lên.

Như vậy, thời gian thích hợp để bé tập đứng là khoảng tầm từ 8 -12 tháng. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại cho con tập đứng quá sớm. Việc này có hại cho trẻ hay không?

Tập đứng sớm và hệ lụy lên xương

Khi còn trong bụng mẹ, không gian dành cho bé còn khá chật hẹp, để thuận lợi cho quá trình sinh đẻ của mẹ, xương trẻ lúc này còn khá mềm. Tuy nhiên, sau khi ra đời, hệ xương của trẻ mới dần phát triển, dài ra và cứng cáp hơn. Quá trình này sẽ tiếp tục kéo dài và hoàn thành khi 22-25 tuổi.

Qua phân tích trên có thể thấy, độ cứng và đàn hồi của trẻ sơ sinh rất yếu, rất dễ bị biến dạng khi cơ bắp của trẻ chưa phát triển. Hệ xương của trẻ sẽ không thể chịu đựng được việc đứng quá sớm hoặc quá nhiều.

vicare.vn-tac-hai-cua-viec-tap-dung-som-cho-tre-body-2

Chân vòng kiềng do tập đứng quá sớm cho trẻ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc tập đứng cho trẻ quá sớm chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ. Bởi lúc này, xương cẳng chân của trẻ còn khá yếu, chưa thể đỡ được sức nặng cả cơ thể, đặc biệt là những trẻ quá bụ bẫm hoặc béo phì. Chân vòng kiêng không những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn gây tâm lý không thoải mái, mất tự tin khi trẻ lớn. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý thời điểm thích hợp để tập đứng và đi cho trẻ.

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, dù ở độ tuổi bằng nhau nhưng dưới tác động của môi trường, hoàn cảnh sống và cấu tạo gen khác nhau nên sự phát triển ở mỗi trẻ là khác nhau. Có trẻ phát triển nhanh hơn hoặc chậm hơn những trẻ khác cùng tuổi. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con mình phát triển không giống bạn. Mẹ chỉ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nắm vững quá trình phát triển ở trẻ để hỗ trợ bé luyện tập và phát triển một cách toàn diện.

Mong rằng, cha mẹ sẽ có những nhận thức đúng đắn trong việc tập đứng sớm cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Mẹ nên tránh tập đứng quá sớm làm tổn thương hệ xương của trẻ.