Tác hại của việc không đánh răng
Chăm sóc răng miệng là một vấn đề quan trọng tuy nhiên lại không dành được nhiều sự quan tâm cần thiết. Vậy tác hại của việc không đánh răng là gì? Chăm sóc răng miệng như thế nào là đúng? Cùng HoiBenh tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Tác hại của việc không đánh răng
Chăm sóc răng miệng là một vấn đề quan trọng tuy nhiên lại không dành được nhiều sự quan tâm cần thiết. Vậy tác hại của việc không đánh răng là gì? Chăm sóc răng miệng như thế nào là đúng?
1. Tác hại của việc không đánh răng buổi sáng
- Hôi miệng
Đây là một triệu chứng khá phổ biến có nguyên nhân chủ yếu là từ việc vệ sinh răng miệng kém. Các hạt thức ăn sau mỗi bữa ăn bám lại trên răng nếu không được loại bỏ sẽ tạo môi trường cho các vi khuẩn gây mùi phát triển, do vậy sẽ tạo mùi hôi trong khoang miệng của bạn.
Vi khuẩn cũng có thể tích tụ ngay trên bề mặt của lưỡi, bởi đây cũng là một trong những nơi đọng lại nhiều thức ăn thừa.
- Bệnh nha chu
Theo như Business Insider thì nếu khoang miệng không được giữ sạch sẽ thì bạn sẽ gặp phải các nguy cơ mắc các bệnh viêm nướu, bệnh nha chu (nướu sưng đỏ, chảy máu) nhiều hơn.
Nếu các bệnh nha chu không được điều trị kịp thời và diễn ra trong thời gian dài thì sẽ có thể khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, phá hủy mô nướu và phần xương hỗ trợ răng.
- Viêm phổi
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thực hiện trên 315 tại 1 bệnh viện thuộc Brazil cho thấy, những người mắc bệnh nha chu có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao hơn gấp 3 lần so với người bình thường. nguyên nhân là do vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng có thể tấn công vào phổi khi bạn hít thở.
- Mất trí nhớ
Việc vệ sinh răng miệng kém hay lười đánh răng hàng ngày khiến cho nguy cơ mắc bệnh về mất trí nhớ tăng lên 20-65% so với những người đánh răng đều đặn 3 lần/ ngày.
Lười đánh răng và vệ sinh răng miệng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Một nghiên cứu đã chỉ ra được rằng, các bệnh nhân Alzheimer trong não có chứa nhiều vi khuẩn liên quan đến các bệnh về nướu hơn.
- Bệnh tiểu đường
Các nha sĩ đã biết rằng bệnh tiểu đường là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu và đây là một mối quan hệ hai chiều. Cụ thể, những người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ cao mắc bệnh về viêm nha chu hơn, đồng thời, việc vệ sinh răng miệng kém, không thường xuyên cũng có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin, làm suy yếu khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó gây khó khăn trong việc chuyển hóa từ đường thành năng lượng để phục vụ cho các hoạt động của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Rối loạn cương dương
Theo Boldsky thì bệnh răng miệng làm cho tình trạng thiếu oxit nitric trong máu không đủ để cung cấp cho dương vật, gây ra rối loạn cương dương ( ED).
Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu trên một nhóm bệnh nhân từ 30-40 tuổi thì có 53% người mắc ED bị viêm nha chu, trong đó có 23 % số người không mắc ED có một hàm răng chắc khỏe và sức khỏe răng miệng tốt hơn.
- Biến chứng thai kỳ
Có đến 60-75% phụ nữ đang mang thai bị ảnh hưởng bởi các bệnh về răng miệng, khiến trẻ bị sinh non, nhẹ cân và dễ bị sâu răng hơn bình thường. Nguyên nhân là do vi khuẩn trong khoang miệng của mẹ tạo ra những hóa chất tác động lên chính cơ thể trong thời gian mang thai.
- Tim mạch
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng bệnh tim mạch và bệnh răng miệng có liên quan mật thiết đối với nhau.
Các vi khuẩn gây ra viêm nha chu đã phát triển trong khoang miệng không được điều trị ngay có thể gây ra nhiều bệnh khác như: tắc động mạch, bệnh tim hoặc thậm chí là đột quỵ.
- Loét dạ dày.
Các mảng thức ăn thừa nếu không được loại bỏ và vệ sinh sạch sẽ thì chúng sẽ trở thành các mảng bám hình thành ở nướu và là nơi trú ngụ của các vi khuẩn Helicobacter pylori- nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày, nặng nhất có thể gây ra ung thư dạ dày.
2. Tác hại của việc không đánh răng vào buổi tối
- Vi khuẩn trong khoang miệng hoạt động mạnh nhất là về đêm.
- Khoang miệng là nơi cư trú của hàng ngàn vi khuẩn, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ ăn các mảng thức ăn còn sót lại trong khoang miệng và phát triển thành vi khuẩn gây bệnh.
- Lượng nước bọt sản sinh ra vào ban ngày là một trong những cơ chế bảo vệ miệng rất quan trọng. Tuy nhiên vào ban đêm, khi miệng và răng của bạn không hoạt động thì chúng không sản xuất nước bọt như ban ngày. Mất đi cơ chế bảo vệ này, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi một cách mạnh mẽ vào ban đêm. Đây cũng chính là lý do tại sao mà bạn cần làm sạch răng miệng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
3. Chăm sóc răng miệng như thế nào là đúng?
- Thời điểm tốt nhất để đánh răng là sau mỗi bữa ăn chính và súc miệng sau khi ăn xong. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để đánh răng đủ 3 lần/ ngày. Do đó, bạn hãy đánh răng đầy đủ ít nhất 2 lần/ ngày vào buổi sáng trước khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Nên sử dụng bàn chải lông mềm, đặc biệt với những ai đang bị viêm nha chu thì cần lựa chọn bàn chải kỹ hơn, chải răng theo vòng tròn hoặc theo chiều dọc từ trên xuống dưới theo đúng chỉ dẫn của nha sĩ. Thực hiện thay mới bàn chải đánh răng 3 tháng/ 1 lần.
- Sau khi đánh răng hãy sử dụng nước súc miệng phù hợp để làm sạch cả khoang miệng.
4. Đánh răng lâu có tốt không?
- Khi các nhà nghiên cứu đề nghị những người tham gia khảo sát tăng thời gian đánh răng lên đồng thời tăng độ mạnh tay lên thì kết quả cho thấy, việc loại bỏ vi khuẩn chỉ tăng lên một chút, ngược lại sẽ mất hiệu quả nếu thời gian đánh quá lâu.
- Các nhà khoa học khuyên người bình thường nên đánh răng trong vòng 2 phút và lực tạo ra bằng với trọng lượng 150 gram, tương đương sức nặng của một quả cam. Nếu đánh răng quá lâu và quá mạnh tay thì sẽ gây ra tình trạng mòn men răng, khiến răng bị yếu đi.
Đánh răng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn, đồng thời giữ cho khoang miệng của bạn được khỏe mạnh hơn. Hãy đánh răng đầy đủ và đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Xem thêm:
- 61% người dùng quan tâm cảm giác thơm mát khi sử dụng kem đánh răng
- Những điều có thể bạn chưa biết về bàn chải đánh răng
- Chảy máu nướu răng khi đánh răng và những điều cần biết