Tác hại của việc cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi
Theo các chuyên gia, nếu không muốn trẻ vừa bị béo phì vừa bị các bệnh về tiêu hóa thì bạn phải sửa ngay thói quen vừa ăn vừa xem tivi của trẻ. Điều này cho thấy những tác hại của việc cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi là vô cùng lớn. Bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng HoiBenh đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tác hại của việc cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi
Theo các chuyên gia, nếu không muốn trẻ vừa bị béo phì vừa bị các bệnh về tiêu hóa thì bạn phải sửa ngay thói quen vừa ăn vừa xem tivi của trẻ. Điều này cho thấy những tác hại của việc cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi là vô cùng lớn. Bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng HoiBenh đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thói quen vừa xem tivi vừa ăn
Những tác hại của việc cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi là rất lớn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, trung bình một đứa trẻ nước này dành 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày ngồi trước tivi. Thậm chí nhiều trẻ còn được bố mẹ ‘dụ’ cho ăn trong lúc xem máy tính bảng, chơi smartphone.
Trong suốt cả ngày, bọn trẻ có thể vừa xem truyền hình vừa ăn sáng, vừa ăn trưa, ăn tối hoặc ăn bữa phụ. Do bị ‘hút hồn’ bởi tivi nên các em nhỏ thường chọn ăn các món ăn nhanh như bánh ngọt, kẹo, bim bim, nước ngọt... Những thức ăn vặt này là nguyên nhân gây béo phì, cholesterol cao hoặc thậm chí tiểu đường.
Theo các nhà khoa học Mỹ, ăn trong lúc xem tivi khiến trẻ con không nhận ra khi nào thì chúng no, bởi toàn bộ sự chú ý đang bị hút vào chương trình truyền hình.
Một thử nghiệm gần đây với 78 người về thói quen ăn uống đã chỉ ra rằng: đa số mọi người đều ăn nhiều hơn trong khi đang xem TV. Trong khi đó, những người chỉ tập trung vào ăn thì lượng tiêu thụ thức ăn lại giảm đáng kể.
Các nhà khoa học còn chỉ ra rằng, xem tivi không chỉ làm bạn ăn nhiều hơn ngay trong lúc đang xem, mà còn gây hại cho cả các bữa ăn sau đó.
Ví dụ, người xem tivi vào bữa trưa có xu hướng ăn bữa phụ buổi chiều nhiều hơn so với người không xem tivi.
Những nghiên cứu về tác hại của việc cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi ở trên cho thấy thói quen xấu này đang để lại những tác hại vô cùng lớn và gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này.
Tác hại của việc cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi?
Xem tivi không phải là thói quen xấu, nhưng nếu trẻ vừa ăn vừa xem tivi thì lại là một thói quen không tốt bởi những tác hại của việc cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi rất đáng lo ngại như:
1. Tăng cân khó kiểm soát
Theo các nhà khoa học Mỹ, ăn trong lúc xem tivi sẽ khiến trẻ không nhận ra được khi nào mình cảm thấy no. Điều này do toàn bộ sự chú ý của trẻ đã bị hút vào các chương trình truyền hình. Khi “công tắc báo no” trong não bị vô hiệu hóa, trẻ sẽ có xu hướng tiêu thụ thức ăn nhiều hơn nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng tăng cân mất kiểm soát, gây béo phì.
2. Rối loạn tiêu hóa
Về mặt y học, cho trẻ xem tivi khi đang ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Thói quen này sẽ khiến tư tưởng của trẻ bị phân tán, từ đó làm giảm vị giác lẫn độ ngon miệng của món ăn.
Ngoài ra, ăn khi đang xem tivi còn khiến tín hiệu từ não truyền đến dạ dày bị các chương trình tivi làm mờ nhạt. Từ đó, dạ dày không tiết đủ dịch vị khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ và cơ thể cũng khó hấp thụ dinh dưỡng hơn. Lâu dần, hệ tiêu hóa sẽ bị rối loạn, dễ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
3. Giảm tốc độ trao đổi chất
Vừa ăn vừa xem tivi có thể làm giảm tốc độ trao đổi chất trong cơ thể, khiến thức ăn bị tiêu hóa chậm hơn, dẫn đến sự tích tụ chất béo ở vùng bụng.
4. Đau và viêm loét dạ dày
Vừa ăn vừa xem tivi sẽ khiến một lượng lớn máu được đưa về não nên không thể hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn. Những thức ăn chưa được tiêu hóa sẽ tồn đọng lại và trở thành miếng mồi ngon để các loại vi khuẩn sinh sôi, gây bệnh dạ dày.
5. Thiếu sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình
Nếu cả cha mẹ và con cái đều có thói quen vừa ăn vừa xem tivi thì cả gia đình sẽ ít trò chuyện, ít có thời gian gắn kết với nhau trong thời buổi bận rộn này.
6. Hình thành thói quen ăn uống lệch lạc
Ngoài tác hại gây béo phì, đau dạ dày... và hàng loạt bệnh khác do sự chú ý bị ‘lệch hướng’ trong lúc ăn, tác hại của việc cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi còn gây hại theo chiều hướng hình thành những lựa chọn sai lầm.
Thứ nhất là sai lầm trong lựa chọn đồ ăn. Có thể bạn không nhận ra, nhưng những chương trình truyền hình được chiếu vào ‘giờ vàng’ (từ 18h30 – 22h) thường xen lẫn vô cùng nhiều quảng cáo, mà đa phần là quảng cáo đồ ăn, thức uống.
Theo các nhà nghiên cứu, trung bình có khoảng 12 quảng cáo đồ ăn, nước uống/1 giờ của mỗi chương trình truyền hình ở Mỹ.
Thật không may, những thức ăn được quảng cáo rất ngon lành này thường là những đồ ăn chế biến sẵn đầy ngập đường và chất béo.
Chắc chắn bạn đã hiểu ra vì sao những trẻ hay xem tivi trong lúc ăn thường có xu hướng lựa chọn đồ ăn nhanh, thay vì lựa chọn hoa quả, rau củ tươi và thức ăn truyền thống – những món ít được quảng cáo.
Sai lầm thứ hai của trẻ do vừa xem vừa ăn tivi là lựa chọn phương thức giải trí thụ động. ‘Lướt’ giữa các kênh truyền hình đầy hấp dẫn dường như đã quá đủ với bọn trẻ.
Theo các nghiên cứu gần đây, việc xem tivi không giúp tiêu tốn calo chút nào. Ví dụ, chỉ hoạt động nhẹ nhàng, thư giãn trong vòng 1 ngày, lượng calo bạn tiêu tốn cũng nhiều hơn so với người dành cả ngày hôm đó để xem tivi.
Điều nguy hại ít người nhận ra nữa là, khi đồng nhất thời gian xem tivi với giờ ăn tối, mọi người trong gia đình thường có xu hướng ít trò chuyện hơn. Thay vì hỏi han con về những câu chuyện ở trường lớp, cha mẹ mải mê chú tâm vào chương trình thời sự trên tivi.
Thay vì có sự tương tác với cha mẹ sau một ngày dài ở trường, bọn trẻ chỉ muốn ăn nhanh nhanh chóng chóng cho xong, để tranh thủ xem hoạt hình. Bữa ăn tối lẽ ra ấm cúng vì vậy lại trở thành thời gian ‘độc chiếm’ của các phương tiện truyền thông.
Làm thế nào để thay đổi thói quen vừa ăn vừa xem tivi cho trẻ?
Ngoài những tác hại của việc cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi kể trên, nhiều phụ huynh còn thắc mắc làm thế nào để thay đổi thói quen xấu này một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là một số bí quyết để sửa thói quen vừa ăn vừa xem tivi cho trẻ mà bạn có thể thử áp dụng:
- Bạn cần đảm bảo trẻ đang cảm thấy đói để tập trung vào việc ăn uống. Điều này có nghĩa là bạn không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ăn vặt gần thời điểm ăn bữa chính. Nếu trẻ đang đói, trẻ sẽ không quan tâm đến việc có tivi hoặc điện thoại trước mặt hay không.
- Lúc mới bắt đầu điều chỉnh thói quen này, bạn hãy cho trẻ ăn 5 phút và có xem tivi, sau đó dọn đi. Nếu trẻ quấy khóc, không ăn đủ, bạn có thể cho trẻ ăn tiếp nhưng đừng cho trẻ xem tivi. Điều này sẽ khiến trẻ dần quên đi thói quen vừa ăn vừa xem tivi.
- Bạn cũng có thể đặt ra một quy tắc là khi ăn cơm không được xem tivi. Nếu trẻ vẫn muốn xem chương trình mà mình thích, bạn có thể nhượng bộ bằng cách ghi lại chương trình đó, khi nào trẻ ăn xong sẽ mở ra xem.
- Cả gia đình phải cùng ăn và không xem tivi. Nếu không trẻ sẽ không thể sửa được thói quen này.
Nếu đã áp dụng hết các biện pháp trên mà vẫn không có tác dụng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được giúp đỡ. Cai tivi trong khi ăn không phải là điều đơn giản. Vì vậy, tốt nhất là không nên hình thành thói quen này ngay từ đầu.
Cuộc sống ngày càng bận rộn, đôi khi bữa cơm là khoảng thời gian duy nhất trong ngày mà cả gia đình có thể gắn kết, quây quần bên nhau để chia sẻ một ngày của mình như thế nào. Như vậy, qua những thông tin về tác hại của việc cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi kể trên, mong rằng các bậc phụ huynh sẽ sớm sửa những thói quen xấu này từ trẻ để đảm bảo cho trẻ một sức khỏe tốt nhất.
Xem thêm:
- Mẹo để đồ ăn nhanh lành mạnh hơn với trẻ
- Cảnh báo: Bệnh nhân ung thư dạ dày, đại tràng ngày càng tăng và trẻ hóa
- Đây là lý do khiến hàng triệu trẻ em Việt ăn nhiều mà vẫn còi cọc, chậm tăng cân