Tác hại của việc ăn quá nhiều hải sản

Hải sản rất giàu dinh dưỡng, nhưng không nên ăn nhiều. Ăn hải sản quá nhiều bổ ít lo nhiều, có thể nguy hại đến sức khỏe của con người, gây dị ứng, trướng bụng, đau bụng, nôn, tiết tả... Vậy thì, cụ thể tác hại của việc ăn quá nhiều hải sản là gì? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây.

Tác hại của việc ăn quá nhiều hải sản Tác hại của việc ăn quá nhiều hải sản

Hải sản rất giàu dinh dưỡng, nhưng không nên ăn nhiều. Ăn hải sản quá nhiều bổ ít lo nhiều, có thể nguy hại đến sức khỏe của con người, gây dị ứng, trướng bụng, đau bụng, nôn, tiết tả... Vậy thì, cụ thể tác hại của việc ăn quá nhiều hải sản là gì? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây.

Ăn hải sản có tốt không?

Nếu ăn với một lượng vừa phải, các loại thủy hải sản rất tốt cho cơ thể, vì nó giàu vitamin và khoáng chất tự nhiên giúp cải thiện làn da, giữ cho xương và răng khỏe mạnh...

Tôm

Trong con tôm có nhiều khoáng chất vitamin, kẽm, canxi. Ăn tôm thường xuyên với chế độ ăn hợp lý sẽ tăng thêm sức khỏe cho bạn. Tuy nhiên, trong các loại hải sản này có chứa nhiều đạm, những người đang có nguy cơ thừa đạm thì nên tạm dừng ăn món này.

Mực

Mực có nguồn protein, axit béo omega-3, đồng, kẽm, vitamin B và I-ốt khá phong phú. Chất đồng có trong mực ống có tác dụng tốt cho sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, hỗ trợ chuyển hóa sắt và hình thành hồng huyết cầu, từ đó giảm tình trạng thiếu máu.

Trai

Trai là món thủy sản giàu hàm lượng protein, Omega-3 cao nhưng ít cholesterol nên rất có khả năng phòng ngừa tim mạch. Hơn nữa, trai còn dồi dào selen, sắt, acid folic, vitamin A, vitamin nhóm B, i-ốt và kẽm...

Ăn trai thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe tuyến giáp. Ăn 1 bát trai nhỏ mỗi ngày có thể đáp ứng đủ nhu cầu B12 và một nửa nhu cầu i ốt cho cơ thể. Vì trai có tính lạnh nên phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều hải sản này.

vicare-tac-hai-cua-viec-qua-nhieu-hai-san-body-1

Cá hồi

Loại cá này có chứa các axit béo omega-3, có tác dụng chống lại cơn đau tim và duy trì sức khỏe. Các nghiên cứu khác nhau phát hiện rằng, axit béo omega-3 có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân có vấn đề về tim. Bên cạnh đó, axit béo omega-3 còn giúp bảo vệ sức khỏe mắt và ngăn ngừa nguy cơ mù lòa liên quan đến tình trạng thoái hóa hoàng điểm.

Cua

Cua là nguồn giàu protein và axit béo omega-3. Bên cạnh đó, cua còn chứa các khoáng chất cần thiết như selen, crom, canxi, kẽm, sắt và ít calo (128 calo/100g) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, giới chuyên môn cảnh báo, đối với những người có hàm lượng cholesterol cao, nên giới hạn tiêu thụ loại thực phẩm này.

Hàu

Giống như hải sản khác, hàu có hàm lượng cao kẽm, protein, axit béo omega-3 và ít cholesterol. Hàu có chứa tyrosine, axit amin, giúp cải thiện tâm trạng và tầm soát mức độ căng thẳng. Bên cạnh đó, hàu còn chứa nhiều kẽm hơn so với các loại thực phẩm khác, có tác dụng hỗ trợ sức khỏe sinh sản và tình dục, đặc biệt là ở nam giới.

Tác hại của việc ăn quá nhiều hải sản

Nguy cơ nhiễm thủy ngân và kim loại nặng

Hải sản có nhiều lợi ích cho sức khỏe, vì đây là nguồn phong phú protein. Các loại cá như cá ngừ, cá hồi... tốt cho cơ thể nhờ chứa hàm lượng cao axit béo omega-3. Nhưng thời gian gần đây, do tác động của ngành công nghiệp hóa phát triển không ngừng, mức độ ô nhiễm gia tăng, hóa chất độc hại thải ra biển ngày càng nhiều nên hàm lượng thủy ngân trong hải sản càng cao. Điều này có thể gây nhiều hậu quả cho sức khỏe của người ăn cá như ảnh hưởng hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp và thận.

Các nhà khoa học đã từng cảnh báo người tiêu dùng về nguy hại của thủy ngân trong các loại hải sản. Theo nghiên cứu, càng ngày hàm lượng thủy ngân trong các loại hải sản càng cao, có thể gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ em và thai nhi.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại hải sản đều hấp thụ nhanh lượng thủy ngân trong nước. Những loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp là tôm, cá hồi. Giải pháp dành cho mọi người không phải là ngừng ăn hải sản. Thay vào đó, cộng đồng quốc tế cần phải giảm và nếu có thể, nên loại bỏ ô nhiễm thủy ngân nhằm giảm nồng độ thủy ngân trong cá và hải sản.

vicare-tac-hai-cua-viec-qua-nhieu-hai-san-body-2

Ăn quá nhiều hải sản gây đầy bụng khó tiêu

Trong hải sản rất giàu protein. Vì thế tác hại của việc ăn quá nhiều hải sản là có thể bị dị ứng, hoặc do cơ thể không tiêu hóa kịp dẫn đến nôn, trướng bụng, đau bụng, tiết tả...Bạn chỉ nên ăn một lượng vừa đủ hải sản để cơ thể sử dụng hàm lượng Protein tốt nhất cho cơ thể. Nếu ăn món hải sản mới thì chỉ nên ăn một ít trước để xem có bị dị ứng hay không.

Nguy cơ ngộ độc khi ăn quá nhiều hải sản

Một số loại hải sản luôn chứa độc tố như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển... Bằng mắt thường, không thể phát hiện có chất độc hay không, các loại độc tố lại thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu và các biện pháp chế biến thông thường, vì vậy tốt hơn cả là tránh ăn các loại hải sản này.

Những ai từng bị ngộ độc hải sản sẽ có một số triệu chứng điển hình, nhẹ thì đau quặn ruột, vã mồ hôi, tiêu chảy... nặng thì co giật, hôn mê, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được cấp cứu.

Ăn nhiều hải sản dễ bị nhiễm giun sán

Ấu trùng giun sán không chỉ có trong đất mà còn có trong các loại hải sản sống. Do vậy, khi ăn hải sản sống, kể cả nguồn nguyên liệu sạch, vẫn có nguy cơ lây nhiễm vi trùng, ký sinh trùng trong quá trình bảo quản, chế biến.

Các ký sinh trùng như giun tròn, sán dây, sán lá gan... thường có nhiều trong hải sản sống. Vì thế, những ai hay thích ăn hải sản sống hoặc chưa nấu chín (hàu tái chanh, gỏi cá, gỏi tôm...), các loại ký sinh trùng không bị tiêu diệt, rất dễ gây nhiễm giun sán vào cơ thể người.Ký sinh trùng thường có trong hải sản sống hoặc nấu chưa chín, bao gồm: giun tròn, sán dây, sán lá gan... Giun tròn, sống ký sinh trong ruột cá voi, hải cẩu. Trứng của loài ký sinh này theo phân cá voi, hải cẩu thải ra ngoài, trôi nổi dật dờ trên biển và bám vào các loại cá, mực nhỏ hơn: Cá đá, cá bơn, cá ngừ, tôm, cá hồi... Sau đó, chúng phát triển thành ấu trùng. Trong khi đó, tôm, và các loại cá nhỏ lại là hải sản được ưa thích của nhiều người, vì vậy ăn sống dễ nhiễm giun.

Ai không nên ăn nhiều hải sản?

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn nhiều hải sản

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, nếu thường xuyên ăn hải sản sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi hoặc của trẻ sơ sinh, đặc biệt có những triệu chứng bệnh lý mà đến khi trẻ em từ 7-14 tuổi mới xuất hiện.

Vì những tác hại của việc ăn quá nhiều hải sản đối với 2 đối tượng này như vậy, các chuyên gia khuyến cáo: phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên hạn chế ăn hải sản, tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần và mỗi lần chỉ dưới 100 gam.

Người bệnh mắc bệnh gout hay viêm khớp

Những người bị bệnh gout cần kiêng ăn hải sản. Ăn hải sản và uống rượu bia làm tăng axit uric trong máu dễ gây bệnh gout hoặc làm cho bệnh này tăng nặng.

Người dễ bị dị ứng

Hải sản nói chung thường chứa chất gây dị ứng. Đây là thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng do ăn uống. Chất gây dị ứng có trong hải sản khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn.

Phản ứng dị ứng rất đa dạng và thường xảy ra nhanh, chỉ vài phút hay vài giờ sau khi ăn. Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng hoặc khắp người, gây ngứa ngáy, phù nề mặt. Nặng thì ngoài nổi ban và ngứa còn phù mặt, nôn, đau quặn bụng, cảm giác nóng rát thượng vị, tiêu chảy, khó thở... Thậm chí bị sốc phản vệ, có thể tử vong.

vicare-tac-hai-cua-viec-qua-nhieu-hai-san-body-3

Những lưu ý quan trọng khi ăn hải sản ai cũng nên biết

Hải sản là một món ăn ngon và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nếu được ăn đúng cách. Mọi người nên lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn:

Nên ăn hải sản tươi sống, nấu chín kỹ

Nên chọn hải sản tươi sống, vì chúng đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Nếu không có đồ tươi mới phải ăn hải sản đông lạnh. Nếu là hải sản được người bán ướp đá cục thì cần xem xét kỹ trước khi chọn mua, chỉ chọn khi biết là hải sản còn tươi chưa bị sình ươn. Hải sản tươi mới còn nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon. Còn hải sản đã bị ươn, vỡ bụng, mềm nhũn, chảy nhớt, có mùi khó chịu... rất dễ gây ngộ độc cho người ăn.

Nên ăn hải sản hấp, luộc

Để giữ được nhiều giá trị dinh dưỡng và vị ngọt, nên chế biến hải sản bằng phương pháp hấp, luộc, nướng hơn là chiên rán. Làm sạch và khử mùi tanh của hải sản bằng hành, tỏi, sả, ớt... Khi ăn hải sản, nên chế biến và ăn nóng mới nhiều dinh dưỡng. Trong hải sản thường có ký sinh trùng và vi trùng. Vì vậy, bạn cần nấu chín kỹ mới ăn để tránh mắc bệnh.

Nên hạn chế luộc hay hấp những loại hải sản đã để lâu trên ngăn đá. Khi đã để lâu thì chỉ thích hợp để xào, chiên hơn, bởi sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, không còn hương vị... Ngoài ra, cần làm sạch và khử hết mùi tanh thường có của hải sản bằng hành, tỏi, sả, ớt...

Không ăn hải sản cùng với thực phẩm có tính hàn

Theo đông y, hải sản có tính hàn, nên khi ăn tốt nhất tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, diếp cá, nước đá... dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Bình thường những loại hải sản này không có nguy cơ gì cho cơ thể. Nhưng nếu ăn kèm với thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể, như gây ngộ độc thạch tín cấp tính, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Không nên uống rượu bia khi ăn hải sản

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự kết hợp giữa bia và hải sản sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gout hoặc làm bệnh tái phát hay nặng hơn. Vì lượng purine trong hải sản trong quá trình tiêu hóa sẽ hình thành axit uric, khi chất này dư thừa sẽ gây ra bệnh gout và các bệnh khác. Nếu ăn nhiều hải sản rồi sau đó uống bia sẽ đẩy nhanh tốc độ tạo thành axit uric. Lượng axit uric với nồng độ cao sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng gây bệnh gout, viêm khớp xương và mô mềm.

Không nên ăn trái cây và uống trà sau khi ăn hải sản

Nhiều người thường có thói quen uống trà và ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn. Thế nhưng việc này không tốt, bởi lượng axit tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi có trong hải sản cũng sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa. Quá trình này cũng gây ra các triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và kết sỏi dẫn đến sỏi thận. Như vậy, tốt nhất chỉ uống trà và ăn trái cây sau khi ăn hải sản 2 tiếng trở lên.

Như vậy, tác hại của việc ăn quá nhiều hải sản là không nhỏ. Đặc biệt, một số đối tượng được lưu ý không nên dung nạp nhiều thực phẩm này là phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ.

Xem thêm:

  • Bà bầu ăn thủy hải sản 3 tháng đầu mang thai có tốt hay không?
  • Làm cách nào để thải độc thủy ngân ra khỏi cơ thể?
  • Đã ăn thịt bò chớ ăn thêm thịt lợn, đậu nành, trà xanh, hải sản