Tác hại của trào ngược dạ dày thực quản

Bạn đã từng trải qua cảm giác ợ nóng, cảm thấy có vị chua, gặp khó khăn trong việc ăn uống... Bạn băn khoăn không rõ mình bị sao? Vậy bạn hãy xem những điều sau đây để hiểu rõ hơn về những triệu chứng mình đang gặp phải.

Tác hại của trào ngược dạ dày thực quản Tác hại của trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng các chất dịch trong dạ dày tá tràng trào ngược lên thực quản, thanh quản hoặc phổi. Thông thường, chỗ nối giữa thực quản và dạ dày luôn đóng kín, chỉ mở khi ăn uống theo sự điều hòa tự động của hệ thần kinh thực vật. Dịch vị và các chất trong bao tử như HCl, pepsin, men tụy, muối mật... sẽ trào lên tấn công thực quản nếu nắp đậy giữa thực quản và dạ dày không đóng mở nhịp nhàng. Khi điều này xảy ra thường xuyên (khoảng 2 – 3 lần/ tuần) sẽ làm tổn thương thực quản, gây viêm, loét, xuất huyết, hẹp hoặc ung thư cơ quan này.

vicare.vn-tac-hai-cua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-body-1

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

  • Cảm giác nóng rát sau xương ức, cồn cào ở vùng bụng trên rốn lan đến giữa ngực và cổ họng.
  • Bị ợ hơi, ợ chua.
  • Tiết nước bọt nhiều
  • Cảm thấy vị đắng ở miệng.
  • Buồn nôn, ngực bị đau tức, gặp khó khăn trong việc nuốt.
  • Đau họng, ho khan, hen phế quản.

Tuy nhiên, khi viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, viêm gan mãn tính và xơ gan cũng có triệu chứng ợ nóng và ợ chua. Do vậy, người nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật thăm khám, nội soi và xét nghiệm máu để tránh nhầm lẫn.

Nguyên nhân

Có nhiều giả thiết về nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các giả thiết tập trung vào tổ chức có chức năng như cái van (nắp đậy) ở chỗ nối thực quản và dạ dày. Ở những người bị trào ngược dạ dày, nắp đậy hoạt động không bình thường, khả năng đóng nắp yếu, đóng mở không theo quy luật nên làm cho thức ăn trong dạ dày dễ dàng đi ngược lên thực quản.

Ngoài lí do trên, có nhiều yếu tố khác làm cho tình trạng trào ngược thêm trầm trọng như:

  • Thoát vị dạ dày qua khe thực quản, thức ăn nằm lâu trong dạ dày.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc Tây.
  • Hay sử dụng cafein, rượu, thuốc lá...
  • Không có chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng những thức ăn khó tiêu như đồ ăn nhanh, ăn cay, nhiều gia vị, nước có ga, trứng...
  • Thói quen đi nằm ngay sau khi ăn xong, ăn đêm
  • Những người béo phì, đang mang thai, hay căng thẳng, bị bệnh dạ dày...

Tác hại của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Căn bệnh dễ biến chứng thành viêm loét thực quản, khi nặng và kéo dài sẽ dẫn đến bị hẹp thực quản. Viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu.

Người mắc bệnh lâu, niêm mạc thực quản bị thay đổi giống như niêm mạc ruột hay còn gọi là Barrett thực quản.

Barrett thực quản là tổn thương tiền ung thư, có thể chuyển thành ung thư. Tình trạng này khó có thể điều trị bằng thuốc mà cần kiểm tra thường xuyên bằng phương pháp nội soi dạ dày thực quản để phòng ngừa và phát hiện dấu hiệu nguy cơ gây ung thư. Khi bệnh đã chuyển thành ung thư dạ dày, thực quản thì phương pháp phẫu thuật hoặc hóa xạ trị là phương pháp mang hiệu quả cao.

Đối với trẻ em và người già, do hít phải dịch trào ngược vào đường thở nên sẽ bị viêm phổi.

vicare.vn-tac-hai-cua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-body-2

Phương pháp điều trị

  • Không ăn quá no, chia thành nhiều bữa nhỏ, không ăn tối muộn, trong vòng 2 giờ sau ăn không nằm, hạn chế uống nước trong khi ăn.
  • Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh được cho sử dụng các loại thuốc tăng cường co thắt cơ vòng thực quản, giảm axit dạ dày, hoặc thuốc kháng axit dạ dày...
  • Phương pháp phẫu thuật: được áp dụng cho những bệnh nhân bị viêm loét thực quản nặng, không đáp ứng với điều trị thuốc, có kèm theo thoát vị qua khe thực quản hoặc trào ngược dạ dày thực quản có biến chứng.

Mẹo trị bệnh

  • Khi nằm nên để đầu cao 15cm so với chân. Kiểm soát cân nặng nên thừa cân, béo phì, và ngưng các thuốc kích thích dạ dày.
  • Hạn chế các loại thực phẩm như: rượu bia, cà phê, thuốc lá, chocolate, thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn chua, cay, nước uống có ga...
  • Sử dụng hạt hạnh nhân sống hoặc ngâm (nên ngâm qua đêm để dễ ăn).
  • Uống nước ép lô hội (nên sử dụng nước ép tự nhiên).
  • Pha nước ấm với chanh và mật ong để sử dụng (nên dùng vào sáng sớm hoặc trước bữa ăn 20 phút).
  • Nửa cốc nước chứa baking soda
  • Một hoặc hai thìa giấm táo (có thể kết hợp với trà hoặc nước ấm và uống một lần mỗi ngày).
  • Mỗi ngày ăn một quả tảo đỏ (sau khi ăn no hoặc ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ).

Giải pháp cho trào ngược dạ dày vào ban đêm

  • Kê cao gối khi ngủ, nằm nghiêng bên trái.
  • Nên ăn tối sớm (ăn tối ít nhất trước 2 – 3 tiếng trước khi đi ngủ để dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn và nên ăn trước 19h)
  • Không sử dụng chocolate và cà phê trong bữa tối, hạn chế món chiên xào, thay bằng các món nướng hoặc luộc.
  • Không vận động mạnh trước khi ngủ như đạp xe, đứng lên ngồi xuống mà hãy đi dạo nhẹ nhàng sau bữa tối.

Những thực phẩm nên sử dụng để giảm bớt triệu chứng

  • Sữa chua
  • Bơ làm từ đậu phộng
  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ như đu đủ, các loại đậu, táo, bơ, bông cải, atiso... Đây là những thực phẩm làm giảm trào ngược dạ dày thực quản.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?
  • Biến chứng nghiêm trọng của trào ngược dạ dày thực quản