Tác dụng của lá hẹ là gì? Có chữa xuất tinh bằng lá hẹ được không?

Lá hẹ không những được dùng làm gia vị trong các món ăn ngon mà còn dùng để chữa rất nhiều bệnh. Vậy tác dụng của lá hẹ là gì? Có chữa xuất tinh sớm bằng lá hẹ được không? Sau đây Vicare sẽ giải đáp thắc mắc này.

Tác dụng của lá hẹ là gì? Có chữa xuất tinh bằng lá hẹ được không? Tác dụng của lá hẹ là gì? Có chữa xuất tinh bằng lá hẹ được không?

Tác dụng của lá hẹ là gì?

  • Trong lá hẹ có chứa rất nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên, khả năng kháng viêm cao như sulfit, odorin và allcilin, chất này còn mạnh hơn cả penicillin – một chất kháng sinh hóa học hay được dùng trong thuốc tây. Kháng sinh trong lá hẹ chống được các loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella tryphi, Shigella shiga, Streptococcus hemolyticus, Coli bethesda, Shigella flexneri, hay Bacillus subtilis,
  • Lá hẹ dùng để chữa một số bệnh như bệnh trĩ sưng đau, viêm lợi, viêm tai giữa hoặc tiêu hóa kém.
  • Đông y cho rằng, lá hẹ có vị cay, hơi chua, có tính âm và không có độc. Lá hẹ có tác dụng ôn trung, tán độc và hành khí. Nếu thường xuyên ăn lá hẹ có thể chữa được bệnh táo bón, đi tiểu nhiều lần, ra mồ hôi trộm, chữa ho và trị giun kim ở trẻ nhỏ.
  • Hơn nữa lá hẹ cũng là “thần dược” cho các quý ông để cải thiện và nâng cao đời sống tình dục, chữa thận yếu, yếu sinh lý, xuất tinh sớm.
  • Theo y học hiện đại, lá hẹ có chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như mangan, canxi, pyridoxin, riboflavin, sắt, đồng, thiamin và niacin. Trong lá hẹ còn chứa vitamin nhóm B, vitamin K phòng ngừa loãng xương. Vì thế phụ nữ có thể ăn lá hẹ thường xuyên để xương chắc khỏe.
  • Trong lá hẹ còn có lưu huỳnh tự nhiên và chất flavonoid có khả năng phòng chống một số căn bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư dạ dày hoặc ung thư tiền liệt tuyến.
  • Lá hẹ cũng chứa rất ít calories, có thể giúp chị em giảm cân tốt mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Tác dụng của lá hẹ là ngăn ngừa cholesterol và giảm huyết áp: Allicin trong lá hẹ có tác dụng giảm huyết áp và ngăn ngừa hình thành và tích tụ cholesterol trong cơ thể. Đồng thời Allicin còn có khả năng diệt trừ nấm để hệ tiêu hóa luôn luôn khỏe mạnh.
  • Trị cảm và ho: Bạn chỉ cần chuẩn bị 250g lá hẹ, 25g gừng tươi hấp chín cùng đường phèn, ăn trong 5 ngày sẽ giải cảm và giảm ho rõ rệt. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một muỗng cà phê.
  • Trị nhức răng: Lấy lá hẹ, giã nhuyễn thành bã đắp vào chỗ đau răng. Kiên trì thực hiện cho đến khi hết nhức hẳn.
  • Tác dụng của lá hẹ còn chữa đái tháo đường: Chỉ cần dùng 200gr lá hẹ ăn hàng ngày, nấu canh, cháo hoặc xào và không bỏ thêm muối khi nấu. Ăn trong 10 ngày liên tục sẽ giảm đái tháo đường. Bạn cũng có thể dùng 150gr rễ hẹ, 100gr thịt bò nấu canh, chống suy nhược cơ thể hiệu quả.
  • Lá hẹ bổ mắt, làm sáng mắt: Dùng 150gr lá hẹ xào với 150gr gan dê, ăn cách ngày. Ăn món này trong 10 ngày/ 1 liệu trình để mắt sáng hơn. Ngoài ra bạn có thể nấu canh hẹ với đậu hũ non để giải độc, giải nhiệt cơ thể.
  • Trị chứng ra mồ hôi (chỉ ở vùng ngực): Dùng 49 cây hẹ còn gốc, sắc cùng 2 chén nước, cô cạn còn 1 chén, uống liên tục trong nhiều ngày đến khi khỏi hẳn bệnh.
  • Tác dụng của lá hẹ trị viêm loét dạ dày và buồn nôn do lạnh: 250gr lá hẹ, 25gr gừng tươi, xắt nhỏ, giã nát và lọc lấy nước, đổ vào nồi đun sôi với 250ml sữa bò. Uống nóng sẽ mang lại hiệu quả cao.
  • Lá hẹ trị bệnh trĩ sưng đau: Chỉ cần giã nát lá hẹ đun sôi, dùng nước để xông trĩ. Nước nguội sẽ dùng ngâm hậu môn hoặc giã nát lá hẹ đắp vào hậu môn có thể chữa bệnh trĩ nặng, co búi trĩ. Giã nát lá hẹ, trộn thêm chút dấm, cho vào chảo đảo nóng cho vào khăn sạch để chườm hậu môn.
  • Tác dụng của lá hẹ chữa nhiễm trùng da, kháng khuẩn cho da trị mụn. Giã lá hẹ đắp lên mặt, thư giãn 30 phút rồi rửa mặt sạch, da sẽ mềm mịn hơn. Ngoài ra bạn có thể ăn hẹ thường xuyên để giảm mụn.

Tác dụng của lá hẹ rất nhiều nhưng với người thể trạng âm suy, bốc hỏa sẽ không thích hợp để ăn lá hẹ, chữa bệnh. Và không ăn lá hẹ cùng thịt trâu.

HoiBenh.vn-tac-dung-cua-la-he-la-gi-co-chua-xuat-tinh-bang-la-he-duoc-khong-body-2
Tác dụng của lá hẹ là gì?

Có chữa xuất tinh sớm bằng lá hẹ được không?

Lá hẹ là bài thuốc chữa xuất tinh sớm hiệu quả, đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng. Lá hẹ có chứa lượng đạm, đường, chất xơ, vitamin A, C dưỡng chất này cực tốt cho sinh lý nam giới. Trong đông y lá hẹ có tính cay, ấm, điều hòa phủ tạng, bổ thận tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý nam giới, giúp đời sống tình dục của các cặp vợ chồng được viên mãn. Chữa xuất tinh sớm bằng lá hẹ an toàn và không gây tác dụng phụ.

  • Uống nước lá hẹ: Lấy một nắm lá hẹ tươi, rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước, uống nước lá hẹ trong 1 tuần bạn sẽ thấy sự thay đổi. Nước lá hẹ hơi khó uống nên bạn có thể cho thêm một chút đường.
  • Cháo lá hẹ chữa xuất tinh sớm, tinh trùng yếu: Nguyên liệu 20g lá hẹ, 90g gạo tẻ đem nấu cháo. Cho thêm gia vị vừa ăn, ăn thường xuyên cực tốt cho nam giới.
  • Canh đậu hũ lá hẹ, chống xuất tinh sớm, liệt dương: 100g đậu hũ, 100g lá hẹ, rửa sạch, nấu canh, nêm gia vị vừa ăn để quý ông sung mãn.
  • Tôm nõn tươi xào hẹ: 200g tôm và 100g lá hẹ tươi. Tôm ướp gia vị trong 15 phút. Sau đó xào tôm để tôm chuyển sang màu đỏ, thêm lá hẹ và tắt bếp. Vậy là bạn đã có món ngon chữa xuất tinh sớm từ lá hẹ hiệu quả.

Lưu ý:

  • Bạn không nên ăn quá nhiều lá hẹ sẽ gây khó tiêu.
  • Việc chữa xuất tinh sớm là cả một quá trình và luôn cần có sự kiên trì
  • Không nên nấu rau hẹ với mật ong và thịt bò, dễ gây hại cơ thể.

Lá hẹ có rất nhiều tác dụng khác nhau, đặc biệt có thể chữa xuất tinh sớm ở nam giới. Vì thế nếu không may bị các bệnh trên, bạn hãy bổ sung lá hẹ trong các món ăn gia đình nhé.

Xem thêm:

  • 6 lý do xuất tinh sớm ở nam giới
  • Xuất tinh sớm, thủ dâm nhiều năm có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
  • Xuất tinh sớm có hại gì đến sức khỏe nam giới?