Tác dụng của kẽm đối với cơ thể

Kẽm là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò sinh học quan trọng đối với các sinh vật sống. Kẽm đóng một vai trò rất lớn đối với khả năng phát triển của cơ thể ngay từ khi còn là bào thai cho đến giai đoạn sơ sinh, thơ ấu và vị thành niên. Thiếu kẽm là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý trên cơ thể người.

Tác dụng của kẽm đối với cơ thể Tác dụng của kẽm đối với cơ thể

Kẽm là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò sinh học quan trọng đối với các sinh vật sống. Thiếu kẽm là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý trên cơ thể người.

Các tác dụng của kẽm đối với cơ thể

Phát triển cơ thể

Kẽm đóng một vai trò rất lớn đối với khả năng phát triển của cơ thể ngay từ khi còn là bào thai cho đến giai đoạn sơ sinh, thơ ấu và vị thành niên. Trẻ không được cung cấp đủ kẽm dễ bị thấp còi, phát triển chậm. Ngay cả khi trưởng thành, đặc biệt là ở nam giới, kẽm có ảnh hưởng rất lớn tới chức năng của tuyến tiền liệt cũng như giúp cân bằng các nội tiết tố trong cơ thể. Một số trục trặc về tuyến tiền liệt và vấn để ở khả năng sinh sản có thể xảy ra nếu như cơ thể thiếu kẽm.

vicare.vn-tac-dung-cua-kem-doi-voi-co-the-body-1

Bảo vệ thị lực

Trong cơ thể, cùng với tuyến tiền liệt, mắt là nơi mà kẽm phân bố nhiều nhất. Kẽm có tác dụng hỗ trợ cung cấp vitamin A tới võng mạc. Nếu thiếu kẽm, vitamin A không phát huy được hiệu quả dẫn tới các bệnh lý về suy giảm thị lực, trong đó thoái hóa điểm vàng ở người già là một ví dụ điển hình.

Tăng cường khả năng não bộ

Kẽm giúp chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ hoạt động hiệu quả hơn và góp phần giảm các cảm giác cáu giận, hành vì bất thường do sự ức chế thần kinh gây ra. Theo nghiên cứu, những người có các vấn đề về thần kinh, tâm lý như: trầm cảm, tự kỷ, tâm thần phân liệt, alzheimer thường có hàm lượng kẽm trong cơ thể ít hơn người không mắc bệnh.

Tăng cường hệ xương, cơ bắp

Giống như canxi, kẽm là một thành phần không thể thiếu trong xương, giúp cơ thể xây dựng được một khung xương chắc khỏe. Tuy nhiên, kẽm và canxi lại có sự cạnh tranh trong việc hấp thụ nên để có hiệu quả tốt nhất, cần bổ sung kẽm và canxi vào các thời điểm khác nhau. Ngoài ra, đối với những người tập luyện thể thao, kẽm có tác dụng rất tốt trong việc giảm cảm giác mệt mỏi, đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ bắp sau tập luyện.

Giữ cho tóc, móng và da khỏe mạnh

Sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể dẫn đến một số vấn đề như xơ cứng tóc, gãy móng và làm chậm quá trình mọc lại tóc, móng. Kẽm cũng có tác dụng rất tốt trong việc cân bằng lượng dầu trên da, hạn chế viêm nhiễm qua đó loại bỏ mụn trứng cá rất hiệu quả.

Ngoài các tác dụng trên, kẽm còn được chứng minh có tác dụng trong việc cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các bệnh viêm nhiễm, mãn tính và phòng ngừa ung thư, đái tháo đường...

Nhu cầu kẽm của cơ thể

Nhu cầu về kẽm ở mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào tuổi, giới tính và mức độ vận động.

Nhu cầu theo tuổi

  • Dưới 1 tháng tuổi: 0,8 mg/ngày
  • Từ 1 đến 10 tuổi: 3 - 10 mg/ngày
  • Từ 10 - 12 tuổi: 12 mg/ngày
  • Từ 13 - 19 tuổi: 15 mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ

Nhu cầu theo giới tính

Từ 13 tuổi trở nên, cơ thể nam giới có nhu cầu về kẽm lớn hơn do các ảnh hưởng đến phát triển sức khỏe sinh lý nam giới. Trung bình nam có nhu cầu kẽm cao hơn nữ khoảng 2mg/ngày.

Nhu cầu theo mức độ vận động

Kẽm được bài tiết qua mồ hôi khoảng 1mg/lit mỗi ngày. Đối với những người thường xuyên vận động chân tay hoặc các vận động viên tập luyện thể thao, lượng kẽm mất đi sẽ nhiều hơn người bình thường khoảng từ 3 - 10mg. Chính vì vậy, nhu cầu về kẽm cũng cao hơn.

vicare.vn-tac-dung-cua-kem-doi-voi-co-the-body-2

Nguyên nhân dẫn tới thiếu kẽm

Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn ít các loại thực phẩm chứa kẽm hoặc cách chế biến khiến kẽm trong thực phẩm bị mất đi. Ngoài ra, một số yếu tố như bệnh lý, di truyền hoặc sử dụng một số loại thuốc cũng là nguyên nhân dẫn tới thiếu kẽm trong cơ thể.

Bổ sung kẽm như thế nào là hợp lý?

Không giống như một số chất khác được tích trữ lại trong cơ thể, kẽm được bài tiết ra khỏi cơ thể hàng ngày nên việc có một chế độ ăn lành mạnh đủ kẽm là điều rất cần thiết. Các loại thực phẩm có hàm lượng kẽm cao như: hàu, cua, thịt bò, mầm lúa mì, các loại hạt (hạt bí ngô, hạt điều...) là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang muốn bổ sung thêm kẽm.

Đối với phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn chậm lớn cũng có thể bổ sung kẽm bằng các loại thuốc (tùy thuộc vào tình trạng thiếu kẽm).Nếu nguyên nhân thiếu kẽm là do bệnh lý, việc điều trị các bệnh trước khi bổ sung kẽm là điều cần thiết. Một số chất như vitamin A, B6, C và phospho được khuyến khích dùng bổ sung cùng với kẽm để tăng khả năng hấp thu kẽm. Tránh dùng kẽm cùng với sắt hoặc canxi, vì các nguyên tố này khiến cho khả năng hấp thu kẽm bị giảm đi nhiều (nếu bắt buộc phải dùng kèm thì nên dùng cách xa nhau và dùng kẽm trước).

Lưu ý, việc bổ sung kẽm cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ vì kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể nếu dùng quá nhiều.

Xem thêm:

  • Kẽm có thể chống lại cảm lạnh hay không?
  • Tác động tiêu cực khi cơ thể trẻ thiếu kẽm như thế nào?
  • Bổ sung kẽm thế nào cho đúng cách?