Tác dụng của chuối hột chữa sỏi thận là gì?

Quả chuối hột thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào. Tác dụng của chuối hột chữa sỏi thận không phải là cách chữa bệnh mới lạ gì, song vẫn có nhiều người chưa biết cách ứng dụng hết sức mạnh của loại quả này.

Tác dụng của chuối hột chữa sỏi thận là gì? Tác dụng của chuối hột chữa sỏi thận là gì?

Quả chuối hột thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào. Tác dụng của chuối hột chữa sỏi thận không phải là cách chữa bệnh mới lạ gì, song vẫn có nhiều người chưa biết cách ứng dụng hết sức mạnh của loại quả này.

Chuối hột là chuối gì?

Chuối hột thường mọc hoang và được trồng nhiều, tỉnh nào cũng có chuối hột. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột. Ngoài các thành phần dinh dưỡng như đường, chất xơ, trong chuối hột xanh còn có chứa hàm lượng chất tanin cao. Vì thế, chuối hột có vị chát nhiều hơn ngọt.

Quả chuối hột to bằng hai ngón tay, có hạt, chín vàng ươm ăn ngọt lịm. Nhưng do trái có nhiều hột nên thường người ta không ăn mà chỉ lấy hột làm thuốc. Chuối hột rừng có hai loại, trái lớn và trái nhỏ. Cả 2 loại chuối hột này ngâm rượu đều thơm, ngon nhưng loại trái nhỏ có phần ngon hơn vì nhựa nhiều. Chuối càng nhiều nhựa ngâm rượu càng ngon và ngọt.

Chuối hột dùng để chữa bệnh là loại chuối có nhiều hạt, vỏ hạt đen và bên trong có bột trắng. Để lấy hạt chuối hột cũng rất kỳ công, phải để chuối chín mới lấy hạt ra được, hạt chuối được sao khô thơm nhẹ. Hạt chuối hột có thể dùng để ngâm rượu hoặc tán nhỏ và sắc uống hàng ngày.

So với chuối thường thì có một số điểm rất khác lạ. Thân cây chuối hột cao hơn, khoảng 3 – 4m, thân thẳng đứng, phiến lá dày, cuống lá có sọc đỏ, mặt dưới có thể tía. Khác với hoa chuối bình thường chỉ mọc thõng xuống, hoa chuối hột lại mọc thẳng đứng trên ngọn, các mô quấn xung quanh, hoa đỏ thẫm. Một cây chuối hột có khoảng 10 nải chuối, lúc xanh cũng màu xanh, có loại màu tím, khi chín màu vàng thẫm.

Cây chuối hột có nhiều lợi ích chữa bệnh. Tất cả các bộ từ gốc, thân, lá và quả... điều có thể giúp hỗ trợ điều trị rất nhiều chứng bệnh như: hắc lào, thống phong, kiết lị, ho ra máu, sốt cao, trị cảm nóng, an thai, băng huyết...

Tác dụng của chuối hột chữa sỏi thận

vicare.vn-tac-dung-cua-chuoi-hot-chua-soi-la-gi-body-1

Nếu canxi bị đào thải quá nhiều trong nước tiểu, bạn có nguy cơ bị sỏi thận. Canxi khi kết hợp với một số khoáng chất có trong nước tiểu sẽ tạo nên sự kết tinh tinh thể cứng, đó chính là sỏi. Trên thực tế, việc thiếu kali trong chế độ ăn uống của bạn sẽ làm tăng lượng canxi mà bạn thải, khiến bạn có nguy cơ bị sỏi thận.

Ngược lại, nếu tăng kali trong khẩu phần ăn, bạn có thể giảm thiểu lượng canxi thải ra. Trong khi đó, 1 quả chuối hột trung bình chứa 422mg kali. Đây là lý do vì sao nhiều người nói chuối hột chữa sỏi thận rất hiệu quả.

Chế độ ăn uống có hàm lượng canxi và magiê thấp lâu dần sẽ gây ra sỏi thận. Magnesium ngăn ngừa canxi kết hợp với oxalat, làm giảm sự hình thành các tinh thể dẫn đến sỏi thận. Trung tâm Y tế của Đại học Maryland khuyên nên tiêu thụ chuối hột để ngăn ngừa sỏi thận vì chúng có chứa magie và rất ít chất vôi. Một quả chuối hột trung bình cung cấp cho bạn 32 mg magie.

Dùng chuối hột chữa sỏi thận như thế nào?

Có nhiều công thức để dùng chuối hột chữa sỏi thận. Mọi người có thể tham khảo một số cách sau.

1. Hạt chuối phơi khô sắc nước uống

Chọn những quả chuối hột đã chín, tách lấy phần hạt đen bên trong rồi phơi khô. Rang hột chuối trên chảo nóng cho đến khi hạt có mùi thơm, giòn và hơi cháy xém chút là được.

Đem sắc với 3 bát nước, cho khoảng 1 nắm hạt là đủ. Sắc nhỏ lửa khi đến khi nước cạn 1/3 thì đem ra uống phần nước. Phần cái còn lại tiếp tục đun lần 2, lần 3 trong ngày.

2. Uống bột chuối hột

Chọn quả chuối hột chín, tách lấy hạt rồi đem đi phơi khô. Hột chuối đem rang lên cho đến khi hạt có mùi thơm, giòn. Để nguội rồi đem tán nhuyễn thành bột.

Cho 7 thìa cafe (thìa nhỏ) bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi cạn còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền trong 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.

3. Chuối xanh phơi khô sắc nước uống

Dùng khoảng chục quả chuối hột xanh đem ra thái lát, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ.

Đem 50g chuối đã hạ thổ xuống đất 10 phút đi sắc với 4 bát nước nhỏ. Số chuối còn lại cất đi dùng dần. Khi nước cạn còn 1/3 thì đem ra uống trong ngày lúc bụng còn no.

4. Ngâm rượu hạt chuối hột

Lấy khoảng 200 hạt chuối hột giã nhỏ, đổ thêm 1 lít rượu rồi ngâm càng lâu càng tốt, ít nhất là 10 ngày. Mỗi lần đem ra uống 1 chén hạt mít nhỏ là được, uống ngày 2 lần, trước khi ăn cơm.

Lưu ý: Chữa sỏi thận bằng chuối hột cần kiên trì thực hiện vì tác dụng của nó chậm hơn các loại thuốc Tây. Tuy nhiên, cách trị sỏi thận này ít gây tác dụng phụ nên vừa hiệu quả vừa an toàn cao.

Các công dụng khác của chuối hột

Tác dụng của chuối hột chữa sỏi thận là gì?
Chuối hột còn có công dụng chữa đái tháo đường
  • Chữa đái tháo đường: chuối hột già còn xanh (để cả vỏ) thái lát mỏng, phơi khô, tán nhỏ, hãm với nước sôi như pha trà, uống hàng ngày, uống lúc còn nóng.
  • Chữa huyết áp cao do bệnh thận và với người béo: dùng chuối hột sắp chín (để cả vỏ) thái lát mỏng, phơi khô kỹ, rang nóng chừng một nắm tay. Kết hợp cùng củ ráy rừng gọt vỏ, thái lát, ngâm ngập trong nước gạo đặc 2 giờ, rửa sạch, phơi khô, sao nhỏ lửa (sao kỹ), lượng bằng 1/3 lượng chuối hột. Cả hai thứ sắc với 3 bát nước lấy một bát, uống ngày hai lần.
  • Chữa sỏi tiết niệu từ chuối hột: chọn chuối thật chín, lấy hạt đem phơi khô, tán nhỏ và nấu lấy nước uống. Cho 7 muỗng cà phê bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hàng ngày như uống nước trà liền trong 2 - 3 tháng sẽ cho kết quả khá tốt.
  • Chữa tăng mỡ máu: chuối hột già còn xanh (để cả vỏ) phơi khô, sao vàng, hạ thổ, sắc với 3 bát ăn cơm nước lấy một bát, uống lúc nóng, khi no, mỗi lần một bát.

Cách ngâm rượu chuối hột ngon

  • Lưu ý chọn chuối hột phải thật chín (thì mới thơm và ngọt), thái mỏng, phơi nắng (nhớ là phải giữ không cho ruồi nhặng bu vào và bụi bay vào), phơi càng khô càng tốt.
  • Chọn rượu ngâm ngon, rượu ngâm phải là rượu trắng, không pha tạp (rượu cốt,rượu nguyên chất, nồng độ trên 40 độ là ngon nhất).
  • Bình ngâm rượu phải là bình thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối hột vào, chuối chiếm 1/3 lọ, đổ rượu đầy 2/3 lọ, để lại 1/3 chân không cho chuối nở. Sau đó, đậy kỹ nắp, 100 ngày (3 tháng 10 ngày) sau là có thể uống được và để rượu ngâm càng lâu càng tốt.
  • Rượu chuối hột được là một loại rượu thuốc, không nên ngâm để nhậu nhẹt, say xỉn.
  • Các vị thuốc gia giảm phải tùy theo tình trạng sức khỏe từng người: người cao huyết áp, hạ huyết áp, nhiệt, hàn, cần bổ khí, cần bổ huyết... sẽ uống theo công thức khác nhau, không nên tùy tiện dùng sẽ phản tác dụng.

Xem thêm:

  • Tại sao nên ăn chuối trước khi đi ngủ
  • Tập thể dục buổi sáng xong nên ăn gì để tràn đầy năng lượng cho ngày mới?
  • Ăn chuối giúp giảm mỡ bụng không?