Tác dụng của chuối hột chữa dạ dày

Chữa đau dạ dày bằng chuối hột là phương pháp đã được biết đến từ lâu và được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tác dụng của chuối hột chữa dạ dày và biết cách sử dụng nó chữa đau dạ dày cho hiệu quả. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy tham khảo thật kỹ bài viết sau đây.

Tác dụng của chuối hột chữa dạ dày Tác dụng của chuối hột chữa dạ dày

Chữa đau dạ dày bằng chuối hột là phương pháp đã được biết đến từ lâu và được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tác dụng của chuối hột chữa dạ dày và biết cách sử dụng nó chữa đau dạ dày cho hiệu quả. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy tham khảo thật kỹ bài viết sau đây.

Chuối hột là loại chuối phổ biến ở Việt Nam

Chuối hột là loại cây khá phổ biến ở Việt Nam, chuối có thân cao hơn hẳn, lá dài, hoa chuối màu khá đậm và quả thì có màu vàng to khi chín. Người ta thường sử dụng chuối non để chữa một số căn bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường. Chuối hột cũng có thể là một món ăn rất ngon khi kết hợp với sữa hay là một món ăn sống hấp dẫn.

Hầu hết các bộ phận của cây và quả chuối hột có thể được sử dụng làm thuốc chữa được rất nhiều bệnh khác nhau. Chẳng hạn như vỏ chuối hột khi kết hợp cùng với những nguyên liệu khác như cam thảo, quế chi có thể làm bài thuốc chữa đau bụng hiệu quả. Củ chuối có thể dùng điều trị cảm cúm, sốt cao. Quả chuối hột dùng nhiều để ngâm rượu, rượu chuối hột có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị đái tháo đường, sỏi thận, đau lưng, mỏi xương khớp, bồi bổ và tăng cường sức mạnh cho cơ thể.

Hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng ở ngọn (khác với các loài chuối trồng có hoa mọc thõng xuống), có loại màu đỏ thẫm, xen lẫn với những quả chuối màu vàng rộm. Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4 - 5mm.

vicare.vn-tac-dung-cua-chuoi-hot-chua-da-day-body-1

Tác dụng của chuối hột chữa dạ dày

Chuối hột có tác dụng giải độc, dân gian thường dùng để chữa đau lưng, nhức mỏi. Quả chuối hột xanh chữa hắc lào, vỏ trái chuối hột chữa kiết lỵ, củ chuối hột chữa cảm nắng, sốt cao...

Quả chuối hột vị chát, tính bình, vỏ có chứa enzyme polyphenol oxydase; hạt chưa saponin, coumarin, tannin, flavonoid...có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, làm băng se niêm mạc, trung hòa dịch vị... nên quả chuối hột dùng rất thích hợp để chữa đau dạ dày.

Nếu đem so sánh với các loại quả khác như táo, lê thì chuối có hàm lượng carbohydrate cao gấp 2 lần, hàm lượng protein cao gấp 4 lần, các chất sắt và vitamin A cao gấp 5 lần, phosphorus cao gấp 3 lần và khoáng chất cao gấp 2 lần. Do đó, chuối có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể

Ngoài ra, chuối còn chứa rất nhiều kali và các loại đường tự nhiên rất cần thiết cho cơ thể chúng ta.

  • Trong chuối chín có chất fructooligosaccharides, nó là loại chất quan trọng có tác dụng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Các loại vi khuẩn có lợi này giúp hỗ trợ đường ruột hấp thu và tiêu hóa một cách dễ dàng và nhanh chóng các chất dinh dưỡng.
  • Các nghiên cứu Đông y mới đây đã khẳng định rằng, chuối hột có vị chát, ngọt, lành tính, có tác dụng giải độc, lương huyết, hạn chế căng thẳng, tính vị, lợi tiểu và có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, làm lành vết thương. Có lẽ vì điều này mà người ta thường biết đến chuối hột với khả năng chữa lành vết thương và hạn chế được các vết loét bên trong niêm mạc.
  • Chuối hột xanh chứa nhiều chất có tác dụng tiêu độc, kháng viêm hơn trong chuối hột chín, vì thế mà khi sử dụng loại chuối này chữa đau dạ dày, người ta thường chỉ lấy quả chuối đang xanh để làm thuốc.
  • Hàm lượng carbohydrate, protein, sắt và vitamin rất cao. Nhờ vậy mà chuối hột có khả năng cung cấp nguồn dưỡng chất rất cần thiết đối với cơ thể.

Cách chữa bệnh dạ dày bằng chuối hột

Có nhiều cách để dùng chuối hột chữa bệnh dạ dày, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây.

1. Chuối hột + Rau má + Đu đủ chín

Nguyên liệu

  • Chuối hột xanh – 10 quả
  • Rau má – 20g
  • Đu đủ chín – 50g
  • Lá sen khô – 10g
  • Rau diếp cá – 15g
  • Củ khoai mài - 20g
  • Gạo lứt - 20g

Cách làm

  • Đem chuối hột xanh tước vỏ, sắt mỏng, bỏ vào chảo và bắc lên bếp rồi sao cho vàng lên. Sau đó đặt chảo xuống đất tầm khoảng 1 giờ đồng hồ.
  • Cho chuối đã sao vàng cùng tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, đun sôi với khoảng 1 lít nước. Khi thấy nước trong nồi cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
  • Đem số thuốc đã sắc được chia thành từng lần uống nhỏ, dùng hết trong ngày. Kiên trì thực hiện khoảng 5 ngày là sẽ cảm nhận được hiệu quả.

2. Chuối hột + mía + táo chín + đu đủ

Nguyên liệu

  • Chuối hột xanh – 5 quả
  • Đu đủ chín – 30g
  • Mía lau – 50g
  • Táo chín – 1 quả

Cách làm

  • Chuối hột xanh bạn đem tước vỏ, thái thành từng lát mỏng. Đu đủ bỏ vỏ và hạt, thái miếng. Táo bạn đem rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ. Mía lau bỏ phần phấn phủ bên ngoài rồi lau rửa sạch, cắt thành từng khúc.
  • Cho tất cả những nguyên liệu này vào nồi, cho thêm khoảng 500ml nước vào rồi đun sôi. Khi nước đã sôi thì tắt bếp, chúng ta có thể sử dụng bài thuốc được rồi.
  • Uống bài thuốc này thay cho nước lọc hàng ngày. Dùng khoảng 4 – 5 ngày thì sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm hẳn.

3. Uống bột chuối hột

Nguyên liệu

  • Bạn chuẩn bị được càng nhiều chuối hột già càng tốt, cho vào 1 lọ thủy tinh có nắp đậy kín.

Cách làm

  • Lấy chuối hột già thái lát thật mỏng sau đó phơi trong bóng râm. Khi đã khô, bạn tán số chuối hột này thành bột mịn và cất vào lọ thủy tinh để dùng dần.
  • Uống bài thuốc này trước bữa ăn, mỗi lần dùng khoảng 2 thìa cà phê, hòa vào nước nóng để uống. Kiên trì sử dụng trong khoảng 15 ngày sẽ thấy bài thuốc phát huy tác dụng, làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Lưu ý khi chữa bệnh dạ dày bằng chuối hột

vicare.vn-tac-dung-cua-chuoi-hot-chua-da-day-body-2
  • Các bài thuốc này chỉ có tác dụng đối với những trường hợp bệnh dạ dày nhẹ. Với những người bệnh đã diễn biến nặng, chuyển sang giai đoạn mãn tính thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
  • Người bệnh cần phải kiên trì dùng trong một thời gian dài, không được ngắt quãng.
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm được chế biến sẵn, các loại chất kích thích... vì những loại thực phẩm này sẽ làm cho dạ dày bị tổn thương, dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, các loại thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa như trái cây, trứng, sữa... các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bột mì, khoai, ngô...
  • Ăn ngủ đúng giờ. Ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn khuya, thức khuya tránh làm dạ dày bị tổn thương.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bệnh đau dạ dày là căn bệnh ngày càng phổ biến không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác trên thế giới. Nó gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế tìm cách điều trị dứt điểm căn bệnh này là điều cần thiết và cũng là mong muốn của tất cả những người bệnh.

Xem thêm:

  • Tác dụng của chuối hột chữa sỏi thận là gì?
  • Tại sao nên ăn chuối trước khi đi ngủ
  • Tập thể dục buổi sáng xong nên ăn gì để tràn đầy năng lượng cho ngày mới?