Suy tuyến yên ở trẻ em có nguy hiểm không?
Tuyến yên là một trong những tuyến chủ đạo của cơ thể, suy tuyến yên còn được hiểu là sự giảm bài tiết hormone tuyến yên, trẻ bị suy tuyến yên nếu không được điều trị dứt điểm sẽ làm chậm quá trình phát triển của trẻ và gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến các cơ quan khác. Vậy suy tuyến yên ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Suy tuyến yên ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh suy tuyến yên là bệnh gì?
Suy tuyến yên hay còn gọi là giảm hormone tuyến yên, là tình trạng tuyến yên hoạt động yếu đi, không sản sinh đủ lượng hormone cần thiết. Tuyến yên giữ vai trò chủ đạo điều hòa hoạt động tuyến giáp, tuyến thượng thận và những cơ quan sinh dục khác sản xuất ra các loại hormone. Do đó tình trạng suy tuyến yên có thể ảnh hưởng đến tất cả những tuyến liên quan.
Suy tuyến yên ở trẻ em có nguy hiểm không?
Suy tuyến yên ở trẻ thường gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng cho cơ thể như: chậm tăng trưởng, suy giảm chức năng tuyến giáp,.. thậm chí còn đe dọa tính mạng của trẻ
Tuyến yên điều hòa bài tiết nhiều hormone, kiểm soát nhiều chức năng của các cơ quan trong cơ thể, do đó hậu quả của bệnh rất nặng nề, suy tuyến yên có thể dẫn đến:
- Thiếu hormone hướng sinh dục: LH và FSH, có tác dụng kích thích tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ, ảnh hưởng đến sự sinh sản.
- Thiếu hormone kích thích tuyến giáp (TSH), gây suy giáp.
- Thiếu hormone hướng vỏ thượng thận (corticotropin, ACTH...).
- Thiếu hormone tăng trưởng(GH) làm trẻ chậm phát triển
Bệnh lùn tuyến yên do suy tuyến yên ở trẻ
Dấu hiệu của trẻ mắc bệnh:
Trẻ mắc chứng lùn tuyến yên hay còn gọi là lùn khởi nguyên, nhìn bên ngoài trẻ phát triển hoàn toàn bình thường, khuôn mặt tròn cằm nhỏ và có mỡ vùng bụng. Tuy nhiên trẻ chậm dậy thì, đặc điểm dễ thấy nhất là chiều cao khiêm tốn hơn so với các trẻ khác do bệnh làm thiếu hụt hormone tăng trưởng GH (Growth Hormone) trong máu.
Có hai dạng bệnh lùn tuyến yên: lùn bẩm sinh hoặc bị biến chứng từ những căn bệnh nguy hiểm như lao màng não, viêm não, u tuyến yên...
Triệu chứng tầm soát
- Trẻ có chiều cao thấp hơn 2 độ lệch chuẩn so với tuổi
- trẻ có bộ phận sinh dục ngoài nhỏ hơn bình thường
- trẻ có tuổi xương nhỏ hơn tuổi đời ít nhất 2 tuổi
Trẻ thể hiện rõ bệnh lý sớm ngay từ lúc vài tháng tuổi, song cũng có trẻ tăng trưởng chiều cao bình thường cho đến tuổi chuẩn bị đến trường thì đột nhiên ngừng bất thường. Chỉ số cân nặng và chiều cao tỉ lệ nghịch rõ rệt. ví dụ một số trường hợp dù đã 8 tuổi nhưng chỉ cao 104 cm, 15 tuổi chỉ cao 139 cm
Cách tính chiều cao chuẩn:
Chiều cao trung bình của trẻ khi sinh là 50cm, nặng 3 kg, cân nặng dưới 2,5 kg được coi là trẻ có thể trạng nhỏ, nhưng thông thường các trẻ sẽ có có cùng thể trạng lúc 2 tuổi. Các nhà khoa học đưa ra công thức tính chiều cao chuẩn cho trẻ từ 2 đến 12 tuổi: chiều cao (cm) = tuổi x 6 + 77.
Ví dụ, trẻ 8 tuổi thì chiều cao tốt là: 8 x 6 + 77 = 125 cm, trong trường hợp trẻ thấp hơn 125 cm, bố mẹ cần xem lại chế độ dinh dưỡng hoặc nguy cơ mắc một số bệnh tật của trẻ. Sau 2 – 4 tuổi, trẻ không tăng trưởng bằng các trẻ cùng lứa thì nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết nhi để xác định nguyên nhân.
Bệnh dù không ảnh hưởng lớn về thần kinh, sức khỏe, chức năng sinh sản, nhưng bé có hơi chậm dậy thì, chiều cao hạn chế. Người bệnh dễ bị tự tin, bị đè nặng tâm lý, mất đi nhiều cơ hội việc làm do thân hình thấp lùn so với người khác.
Với trẻ bị lùn tuyến yên sẽ được sung hormone tăng trưởng để giúp trẻ đạt được chiều cao bình thường. Thuốc tiêm Saizen là hormone tăng trưởng hiện được các bệnh viện sử dụng.
Suy tuyến giáp do suy tuyến yên ở trẻ
Suy tuyến yên cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giáp ở trẻ, tuyến yên có thể bị tổn thương sau các tổn thương não nặng hoặc thứ phát do tia xạ.
Suy giáp là một tình trạng hoạt động của tuyến giáp nằm dưới mức bình thường, không thể sản xuất đủ lượng hormone hoạt tính T3 và T4.
Bệnh suy tuyến giáp ở trẻ nhỏ không phải là bệnh khó chữa, tuy nhiên trẻ có thể gặp những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Triệu chứng suy tuyến giáp ở trẻ nhỏ
- Mệt mỏi
- Tăng cân
- Cảm giác lạnh
- Da khô
- Rụng tóc
- Táo bón
- Chậm phát triển.
Bướu cổ và chậm lớn là các dấu hiệu sớm của bệnh. Ngoài ra còn gặp một số triệu chứng như trẻ thay đổi hành vi, kết quả học tập suy giảm và đau bụng không dứt.
Khả năng phát triển cơ thể, chậm lớn và khả năng sinh dục ít nhiều cũng bị ảnh hưởng sau này, trẻ dậy thì chậm hơn trẻ khác.
Biến chứng của bệnh suy giáp
Suy giáp nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến vô vàn các vấn đề về sức khỏe:
- Bệnh tim mạch: chủ yếu là tình trạng gia tăng của lipoprotein (LDL) tỉ trọng thấp – một loại cholesterol có hại. Giai đoạn đầu của suy giáp có thể làm tăng cholesterol máu, giảm khả năng bơm máu của tim. Ngoài ra suy tim hoặc tim nở lớn cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giáp
- Sức khỏe tâm thần: đối với trẻ suy giáp còn có thể xuất hiện trầm cảm và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Bệnh còn làm giảm tốc độ hoạt động của hệ thần kinh;
- Vô sinh: nội tiết tố giảm có thể làm giảm khả năng sinh sản khi trẻ trưởng thành.
- Dị tật bẩm sinh: suy giáp ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị sẽ dẫn đến các vấn đề về phát triển thể chất và tâm thần, ngược lại nếu bệnh được điều trị sớm trong những tháng đầu, cơ hội trẻ phát triển bình thường là rất lớn
- Bướu cổ: mặc dù không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, nhưng sẽ gây khó khăn trong nuốt thức ăn và ảnh hưởng đến ngoại hình.
Xem thêm:
- Ung thư tuyến yên - bệnh ác tính, hiếm gặp
- Vì sao nói tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất?
- Tuyến nội tiết nào quan trọng nhất trong cơ thể người và vì sao lại quan trọng?