Suy tim tâm trương là gì và cách điều trị?
Suy tim tâm trương là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh. Nên nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời bệnh sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng - suy tim toàn bộ.
Suy tim tâm trương là gì và cách điều trị?
Suy tim tâm trương là gì?
Khi bị suy tim chính là lúc nhiều bệnh tim mạch đã đến cái đích cuối cùng, nghĩa là người bệnh sẽ bị giảm hoặc mất hẳn sức lao động, có thể dẫn đến tử vong.
Trước đây, khi được nhắc đến suy tim thì người ta thường nghĩ ngay tới tình trạng chức năng co bóp của quả tim bị suy giảm. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, đã có nhiều bệnh nhân có đủ các triệu chứng lâm sàng của suy tim, có cả mức độ nặng nhưng không bị tổn thương hoặc tổn thương ít chức năng co bóp của quả tim, nhất là đối với người cao tuổi.
Do vậy mà khái niệm suy tim tâm trương được hình thành. Nghĩa là tim đã bị suy giảm khả năng giãn nở, vì tim có nhiệm vụ vừa đẩy vừa hút máu về nên khi tim không giãn nở như bình thường sẽ mất đi khả năng hút máu. Hậu quả là các cơ quan tổ chức của cơ thể không đáp ứng đầy đủ lượng máu theo nhu cầu nên có biểu hiện lâm sàng suy tim.
Có nhiều tài liệu cho thấy, sau 6 năm của triệu chứng suy tim đầu tiên thì không còn quá 35% bệnh nhân sống sót và gần một nửa bệnh nhân suy tim bị đột quỵ. Hơn 30 năm qua, hiểu biết về cấu trúc và chuyển hóa tế bào tim, sinh lý cơ co, hoạt động tim đã được nâng cao, con người đã hiểu sâu hơn về suy tim và có tiến bộ vượt bậc trong điều trị suy tim.
Điều trị suy tim tâm trương như thế nào?
Điều trị suy tim tâm trương bằng cách can thiệp vào nguyên nhân gây suy tim tâm trương. Điều trị các bệnh gây nên suy tim tâm trương như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành,...
Mục tiêu của việc điều trị là làm giảm áp lực mao mạch phổi, tăng khả năng gắng sức của bệnh nhân, duy trì khả năng co bóp của nhĩ
Mục tiêu của điều trị là làm giảm áp lực mao mạch phổi, duy trì khả năng co bóp của nhĩ, tăng khả năng gắng sức của bệnh nhân. Cụ thể:
Làm giảm áp lực mao mạch phổi
Các thuốc lợi tiểu được đưa vào điều trị suy tim như: Thuốc làm tăng đào thải natri và nước để làm giảm ứ đọng nước trong cơ thể, giảm lượng máu lưu hành để giảm lượng máu trở về tim nghĩa là giảm tiền gánh. Vì làm giảm ứ đọng natri trong thành mạch nên thuốc lợi tiểu cũng có tác dụng giãn mạch, giảm hậu gánh. Các nhóm thuốc lợi tiểu là:
- Thuốc làm tăng đào thải kali: Có tác dụng mạch và ngăn hạn (bumetanid, furosemid,...), có tác dụng trung bình và kéo dài (nhóm thiazid, các chất ức chế men anhydrase carbonic).
- Các thuốc lợi tiểu giữ kali: Spironolacton, triamteren, amilorid.
Cách sử dụng các thuốc lợi tiểu như sau:
- Trong suy tim cấp tính: Bác sĩ bắt đầu tiêm furosemid (lasix) 20 - 40mg tiêm tĩnh mạch hoặc bắp thịt nhằm có tác dụng mạnh và nhanh, sau đó uống thuốc để duy trì.
- Trong suy tim mạn tính: Bác sĩ dùng furosemid viên (lasilix 40 mg), tùy thuộc vào lượng nước tiểu của bệnh nhân mà có liều lượng tương ứng. Nhưng phải bổ sung kali nếu sử dụng dài ngày. Hiện nay, hầu hết các bác sĩ sẽ kết hợp giữa furosemid (thuốc tăng đào thải kali) với spironolacton (là thuốc lợi tiểu giữ kali).
- Các thuốc làm giãn tĩnh mạch như: Nitrat làm giảm lượng máu trở về tim, giảm thể tích cuối tâm trương thất trái, giảm áp lực tiểu tuần hoàn. Các thuốc này làm giảm tiền gánh bằng cách khiến máu ứ lại trong hệ tĩnh mạch ngoại vi, giảm lượng máu trở về tim. Bác sĩ thường dùng nitroglycerin và các dẫn chất kết hợp với các chất ức chế men chuyển và thấy được hiệu lực thấy rõ rệt trong suy tim cấp tính, suy tim mạn tính độ III, IV.
- Các thuốc giãn cả tĩnh mạch và tiểu động mạch: Các thuốc có tác dụng làm giảm cả tiền gánh và hậu gánh. Các loại thuốc hay được dùng nhất là các chất ức chế men chuyển angiotensin như perindopril (coversyl), captopril (lopril), quinapril (accupril), enalapril (renitec),... và các chất chẹn thụ thể AT1 angiotensin II như telmisartan (micardis), losartan (cozaar), irbesartan (aprovel)...
Duy trì khả năng co bóp của nhĩ trái
- Nếu bệnh nhân bị rung nhĩ sẽ được khôi phục lại nhịp xoang. Nếu không phục hồi được sẽ làm giảm tần số thất nhằm kéo dài thời gian tâm trương, hoặc đặt máy tạo nhịp đồng bộ nhĩ - thất để nhĩ và thất có nhịp co bóp đồng bộ. tuy nhiên, khi dùng thuốc trên thì tránh dùng digoxin vì digoxin làm tăng nồng độ Ca++ ở tâm trương.
- Trường hợp nhịp tim nhanh kéo dài: Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc ức chế thụ thể b giao cảm và chất ức chế calci để tần số tim chậm lại, thời gian tâm trương tăng lên, nên tần số tim xuống còn 60ck/phút để khi gắng sức thì có thể giảm tần số tim.
Cải thiện khả năng gắng sức của bệnh nhân
Đây là 1 trong 3 mục đích trong điều trị suy tim tâm trương. Trong đó, các chất ức chế thụ thể giao cảm , các chất ức chế men chuyển, các chất ức chế calci, các chất chẹn thụ thể AT1 của angiotensin II có lợi ở chỗ làm tăng khả năng gắng sức cho người bệnh suy tim tâm trương.
Xem thêm:
- Suy tim độ 2 có nguy hiểm không? Một số phương pháp điều trị bệnh
- Cách kiểm soát bệnh suy tim sung huyết hiệu quả
- Suy tim độ 4 – Cần làm gì trong giai đoạn cuối của suy tim?