Suy tim độ 3 sống được bao lâu?
Bệnh nhân suy tim độ 3 bị hạn chế nhiều hoạt động thể lực, cảm thấy mệt mỏi và khó thở dù chỉ vận động nhẹ. Do đó, nỗi trăn trở về tuổi thọ của bệnh nhân suy tim cấp độ 3 là có cơ sở. Vậy, suy tim độ 3 sống được bao lâu?
Suy tim độ 3 sống được bao lâu?
Suy tim cấp độ 3 là mức độ suy tim trung bình nặng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân bị hạn chế nhiều hoạt động thể lực, cảm thấy mệt mỏi và khó thở dù chỉ vận động nhẹ. Do đó, nỗi trăn trở về tuổi thọ của bệnh nhân suy tim cấp độ 3 là có cơ sở. Vậy, suy tim độ 3 sống được bao lâu?
1. Các cấp độ suy tim
Theo Hội Tim mạch New York (NYHA), có 4 mức độ suy tim dựa vào mức độ hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân:
- Suy tim độ 1: được coi là suy tim tiềm tàng, người bệnh có thể vận động thể lực thông thường mà không có hiện tượng khó thở mệt mỏi hay hồi hộp. Bình thường rất khó để phát hiện bệnh ở giai đoạn này.
- Suy tim độ 2: là suy tim nhẹ, người bệnh bị hạn chế nhất định trong các hoạt động thể lực và sinh hoạt hàng ngày, khi nghỉ ngơi thì không có triệu chứng gì nhưng khi hoạt động gắng sức nhiều thì sẽ khó thở, mệt mỏi, đau ngực.
- Suy tim độ 3: là mức độ suy tim trung bình. Ở giai đoạn này, bệnh nhân bị hạn chế nhiều khi vận động thể lực, sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng được thuyên giảm khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ sẽ bị khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực.
- Suy tim độ 4: đây là mức độ suy tim nặng, người bệnh không thể thực hiện bất kỳ hoạt động thể lực nào mà không thấy khó chịu, triệu chứng cơ năng của tim xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng.
2. Triệu chứng suy tim cấp độ 3
Suy tim là kết quả cuối cùng của hầu hết các bệnh của tim và mạch máu, khiến cho cơ tim, van tim yếu đi và giảm khả năng bơm máu theo nhiều cách khác nhau. Theo đó, suy tim cấp độ 3 là mức độ suy tim trung bình. Ở giai đoạn này, sức khỏe của người bệnh giảm xuống rõ rệt. Có thể thấy được thông qua các triệu chứng dưới đây:
- Mệt mỏi: Đây là biểu hiện đầu tiên mà người bệnh suy tim sẽ mắc phải ở những giai đoạn cuối cùng. Việc thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi và thiếu năng lượng, đặc biệt là khi người bệnh gắng sức.
- Khó thở, ho khan: Người mắc suy tim độ 3 bởi họ thường xuyên bị tỉnh giấc vào ban đêm bởi những cơn ho khan, khó thở khi nằm ngủ. Đôi khi, người bệnh cũng bị khò khè, ho có đờm màu trắng hoặc màu hồng. Nguyên nhân là do suy tim gây ứ trệ dịch lỏng tại phổi, làm ảnh hưởng tới chức năng hô hấp thông thường.
- Phù: Sự tích tụ chất dịch lỏng không chỉ xảy ra ở phổi mà còn gây phù hở tứ chi, đặc biệt là mắt cá chân, bàn chân, chân hoặc bụng.
- Chán ăn: Khi khả năng bơm máu của tim giảm, cơ thể con người sẽ ưu tiên vận chuyển máu cho các cơ quan quan trọng như não, thận... và giảm máu đến với hệ tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh suy tim cấp độ 3 thường có biểu hiện đầy bụng, buồn nôn, mất cảm giác thèm ăn và trở nên suy kiệt nếu không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
- Rối loạn nhịp tim: Tim đập nhanh và dồn dập là một trong những phản ứng của cơ thể khi sức bơm tim giảm.
- Suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn: Khi tim hoạt động không hiệu quả, nồng độ natri trong máu thay đổi đáng kể. Điều này dẫn đến suy giảm trí nhớ, nhầm lãn và cảm giác mất phương hướng.
3. Suy tim độ 3 sống được bao lâu?
Để trả lời câu hỏi “Suy tim độ 3 sống được bao lâu”, cần căn cứ vào các yếu tố quan trọng như thời điểm phát hiện bệnh, cấp độ bệnh, tình trạng các bệnh đi kèm, khả năng đáp ứng điều trị và lối sống hàng ngày của người bệnh.
Nếu người bệnh suy tim cấp độ 3 do hở van tim và được phát hiện sớm, cấu trúc tim còn khá ổn định thì có thể được điều trị bằng phẫu thuật thay van tim. Trường hợp suy tim cấp độ 3 do bệnh mạch vành, bác sĩ sẽ tiến hành phục hồi chức năng tim bằng cách đặt stent chống tắc hẹp. Ở trường hợp này, người bệnh sẽ có tuổi thọ gần như người bình thường.
4. Các biện pháp cải thiện sức khỏe người bệnh suy tim độ 3
4.1 Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị suy tim và nâng cao hiệu quả phòng ngừa các biến chứng tim mạch. Người bệnh cần lưu ý:
- Ăn ít muối, liều lượng không quá 2g mỗi ngày.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, thay thế chất béo động vật bằng chất béo có nguồn gốc thực vật như quả bơ, dầu olive, dầu đậu nành...
- Không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích...
- Ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung rau củ quả giàu chất xơ và vitamin vào khẩu phần.
- Lựa chọn thực phẩm hữu cơ, không có dư lượng thuốc trừ sâu và nên ăn thực phẩm tươi theo mùa.
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày 30-60 phút với các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ chân trần, đạp xe...
4.2 Tuân thủ điều trị
Tùy vào tình trạng bệnh, các bệnh lý đi kèm và mục đích phòng ngừa biến chứng, các nhóm thuốc thường dùng để điều trị cho bệnh nhân suy tim độ 3 gồm: thuốc lợi tiểu giảm ứ dịch, thuốc giãn mạch, digoxln... Bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định điều trị, uống thuốc đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.Vẫn biết bệnh suy tim không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu người bị suy tim cấp độ 3 tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị, có ý thức tự phòng ngừa và thay đổi lối sống lành mạnh thì họ thậm chí còn có thể sống lâu hơn cả người bị suy tim độ 1.
Xem thêm:
- Suy tim và máy tạo nhịp tim
- 8 điều ít biết về căn bệnh suy tim
- Những điều cần biết về bệnh suy tim trái