Suy tim độ 3 không là mối lo nếu biết những điều này
Bệnh suy tim độ 3 là mức độ nặng, là “cửa ngõ” dẫn tới giai đoạn nặng nhất, nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng nếu hiểu về bệnh suy tim độ 3, bạn sẽ hiểu được cách chữa trị phù hợp cho bệnh của mình.
Suy tim độ 3 không là mối lo nếu biết những điều này
Hiện nay suy tim được phân loại theo Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (NYHA) bao gồm: Suy tim độ 1 (suy tim tiềm tàng); Suy tim độ 2 (suy tim nhẹ); Suy tim độ 3 (suy tim trung bình); Suy tim độ 4 (suy tim nặng). Trong bài viết này, chúng tôi xin đi chi tiết về suy tim độ 3 để người bệnh có thêm thông tin như sau:
Triệu chứng suy tim độ 3
Mệt mỏi
Tình trạng thiếu máu sẽ gây nên mệt mỏi và uể oải, đặc biệt là khi mà bạn gắng sức. Càng gần đến giai đoạn cuối thì càng trở nên mệt mỏi hơn vì khi đó tim không bơm được máu và cơ thể bị thiếu oxy.
Phù
Triệu chứng này là bởi sự tích tụ chất dịch lỏng, không chỉ gây ra ở phổi mà còn ở tứ chi, đặc biệt là ở bàn chân, chân hoặc bụng, mắt cá chân.
Rối loạn nhịp tim
Đây là tình trạng mà tim đập mạnh, nhanh và dồn dập có thể làm cho người bệnh suy tim độ 3 bị hoảng sợ và thậm chí còn phải đi cấp cứu.
Cảm thấy chán ăn
Người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, chán ăn, đầy bụng và có thể bị kiệt sức nếu như tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng xảy ra kéo dài
Khó thở và ho khan
Những người mắc suy tim độ 3 sẽ thường xuyên bị tỉnh giấc vào ban đêm bởi vì những cơn khó thở và ho khan khi nằm ngủ. Người bệnh còn có khi thở khò khè, ho đờm màu trắng hoặc là màu hồng.
Suy giảm trí nhớ
Khi tim hoạt động không được hiệu quả, nồng độ natri có trong máu cũng thay đổi một cách đáng kể. Điều này sẽ gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ và có cảm giác bị mất phương hướng trong các cơn cấp hay khi suy tim độ 3 tiến triển thành suy tim ở giai đoạn cuối.
Ảnh hưởng của suy tim độ 3
Thông thường suy tim cấp độ 3, đã được coi là suy tim nặng và có thể gây ra những rủi ro nguy hiểm ảnh hưởng không hề nhỏ tới chất lượng sống của người bệnh khi thực hiện các hoạt động bình thường như đi bộ, leo cầu thang... cũng trở nên khá khó khăn.
Suy tim độ 3 làm cho khả năng làm việc của tim giảm sút nhiều, gây ra ứ trệ dịch tại các chi và đặc biệt là ở phổi, khiến cho người bệnh mất ngủ, đêm ngủ thường xuyên tỉnh giấc vì khó thở, ho khan có kèm theo đó là các biểu hiện như mệt mỏi, phù các chi làm giảm chất lượng sống. Bên cạnh đó, bởi máu không được lưu thông sẽ làm tăng các nguy cơ hình thành cục máu đông nguy hiểm. Do vậy, ở giai đoạn suy tim độ 3 này, bác sĩ thường sẽ có chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc chống đông.
Nếu không được chữa trị tốt, suy tim có thể nhanh chóng dần chuyển sang độ 4 – mức độ nặng nhất của suy tim gây ra mất khả năng hoạt động thể chất của người bệnh và có nguy cơ tử vong cũng rất cao.
Từ suy tim độ 3 bao lâu thì chuyển sang suy tim độ 4? Các dấu hiệu bệnh trở nặng
Ở độ 3, các triệu chứng của suy tim xảy ra dồn dập và gây ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động hàng ngày. Nếu không được chữa trị, người bệnh suy tim ở giai đoạn 3 sẽ phải đối mặt với các nguy cơ suy tim cấp và sẽ tiến triển nhanh chóng sang suy tim độ 4 trong vòng một vài tuần.
Khi suy tim độ 4, chức năng của tim còn bị ảnh hưởng nhiều hơn khiến cho máu ra vào tim sẽ khó khăn hơn. Khi đó tim sẽ giảm khả năng bơm và hút máu, làm cho máu trở về tim sẽ khó hơn, gây ra ứ dịch lỏng và máu ở trong phổi (tràn dịch màng phổi), nặng có thể sẽ dẫn tới phù phổi cấp, đồng thời làm ứ máu và dịch ở các chi dưới, gây ra phù chân. Do dịch lỏng thấm nhiều vào phổi khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở, ho khan theo từng cơn, từng tràng, và nặng có thể ho kèm đờm có bọt hồng – đây là 1 dấu hiệu điển hình của 1 cơn phù phổi cấp. Cần phải đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần nhất để có hướng điều trị kịp thời.
Suy tim cấp độ 3 thì sống được bao lâu
Mặc dù suy tim là chặng đường cuối cùng của các bệnh về tim mạch nhưng không phải là cửa tử, đồng nghĩa với việc tuổi thọ của mỗi người bệnh suy tim độ 3 sẽ là không giống nhau. Sống lâu hay không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: cách chữa trị, thể trạng sức khỏe của từng người bệnh, nguyên nhân gây suy tim cũng như khả năng đáp ứng với thuốc điều trị. Thiết nghĩ rằng thay vì ngồi lo lắng về tuổi thọ, bạn nên tìm ra các phương pháp điều trị phù hợp, bởi rất nhiều người bệnh dù bị suy tim mức độ nặng nhưng vẫn đang sống khỏe, sống lâu như những người bình thường khác.
Giải pháp chữa trị giúp làm giảm nhẹ bệnh
Một chế độ chữa trị hợp lý hoàn toàn có thể giúp cho bạn kiểm soát được suy tim độ 3. Để làm được điều đó, bạn cần thực hiện đồng bộ thuốc điều trị của bác sĩ, tập luyện điều độ, điều chỉnh lối sống và kết hợp thêm nhiều phương pháp hỗ trợ nếu có thể:
- Ăn nhạt: hạn chế đến mức tối đa 2 gam muối trong mỗi ngày, chú ý hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều muối ví dụ như dưa muối, cá khô, cà muối, ... Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế dùng mắm.
- Hạn chế việc uống quá nhiều nước: nên giới hạn chỉ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, chất xơ và trái cây tươi.
- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý và giảm cân nếu thừa cân.
- Bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng bia rượu và các chất kích thích
- Luyện tập thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày và lưu ý tránh luyện tập quá sức.
Nếu bạn đang bị suy tim độ 3, bạn đừng quá lo lắng. Chỉ cần thay đổi lối sống, tuân thủ phương pháp điều trị, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát quá trình tiến triển của bệnh và có 1 cuộc sống bình thường.
Xem thêm:
- Suy tim và máy tạo nhịp tim
- 8 điều ít biết về căn bệnh suy tim