Suy tim độ 2 có nguy hiểm không? Một số phương pháp điều trị bệnh

Các chứng bệnh về tim ngày càng phổ biến, đặc biệt là suy tim. Vậy suy tim độ 2 là gì và có hậu quả ra sao? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu căn bệnh này và một số cách điều trị suy tim qua bài viết dưới đây.

Suy tim độ 2 có nguy hiểm không? Một số phương pháp điều trị bệnh Suy tim độ 2 có nguy hiểm không? Một số phương pháp điều trị bệnh

Các chứng bệnh về tim ngày càng phổ biến, đặc biệt là suy tim. Vậy suy tim độ 2 là gì và có hậu quả ra sao? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu căn bệnh này và một số cách điều trị suy tim qua bài viết dưới đây.

Phân cấp bệnh suy tim

Bạn nên biết rằng, suy tim không đồng nghĩa với việc là tim ngừng đập. Suy tim là do sức bơm của tim bị yếu đi, máu không lưu thông, không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể và cơ thể gặp phải những vấn đề sau:

Người bệnh sẽ có các dấu hiệu suy tim như luôn luôn mệt mỏi, do oxy và chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ. Khi sức bơm của tim bị yếu, thì việc tuần hoàn máu cũng trở nên khó khăn hơn. Máu lưu thông không đều và chúng bị ứ lại trong tim, đọng lại trong các mô của cơ thể. Máu bị ứ lại trong tim và trong các mô của cơ thể. Những người suy tim thường bị sưng bàn chân, mắt cá chân và ống chân do dịch tích tụ trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc dịch tích tụ cũng gây ra ho, phù phổi, khó thở.

Suy tim có thể được coi là chặng cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch. Các bệnh như bệnh mạch vành, cao huyết áp, bệnh van tim, cơ tim, tim bẩm sinh, loạn nhịp tim,... đều có thể dẫn đến suy tim. Tuy nhiên, người bệnh vẫn còn một hy vọng, đó là họ còn có cơ hội để làm giảm các triệu chứng như mệt mỏi, ho, phù, suy hô hấp, khó thở và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

vicare.vn-suy-tim-do-2-co-nguy-hiem-khong-mot-so-phuong-phap-dieu-tri-benh-body-1

Suy tim gồm có 4 cấp độ (Theo Hội Tim mạch New York (NYHA) được sử dụng dựa vào triệu chứng cơ năng và khả năng gắng sức)

  • Suy tim độ 1 có dấu hiệu rất khó nhận thấy, người bệnh vẫn sinh hoạt gần như là bình thường, không có nhiều triệu chứng của suy tim. Thỉnh thoảng, họ chỉ bị khó thở, mệt mỏi hay đau tức ngực khi mắc các bệnh tim khác. Suy tim cấp độ 1 được xem là giai đoạn đầu, rất khó phát hiện, được chẩn đoán khi khám sức khỏe tổng quát hoặc kiểm tra các bệnh lý về tim khác.
  • Suy tim độ 2 là mức độ suy tim trung bình. Người bệnh suy tim độ 2 thường có các bệnh lý về cấu trúc tim, tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc các bệnh lý van tim. Tuy nhiên các triệu chứng không xuất hiện nhiều khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng mà người suy tim độ 2 có thể gặp phải là khi họ làm việc nặng như khiêng vác hay gắng sức nhiều thì sẽ thấy mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực. Nếu nghỉ ngơi, các triệu chứng sẽ dần dần biến mất, sức khỏe và nhịp thở ổn định và người bệnh trở lại thoải mái như bình thường.
  • Suy tim độ 3 là chức năng tim đã suy yếu nghiêm trọng. Các triệu chứng mà người suy tim độ 3 có thể gặp phải là mệt mỏi, trống ngực, khó thở, đau ngực,... Các triệu chứng này vẫn xuất hiện ngay khi người bệnh vận động nhẹ, suy tim độ 3 được xem là mức độ nghiêm trọng cao ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường như đi bộ, leo cầu thang,...

Suy tim độ 3 gây ứ dịch khắp các mô trong cơ thể, đặc biệt là ở phổi, người bệnh sẽ khó ngủ, mất ngủ do hệ hô hấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Họ sẽ cảm thấy khó thở, ho khan, và phù chi.

  • Suy tim độ 4 là giai đoạn cuối cùng của suy tim. Lúc này các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, ho khan, phù,... xuất hiện liên tục ngay cả khi nghỉ ngơi. Lúc này người bệnh đã mất khả năng hoạt động thể chất, họ không thể di chuyển. Giai đoạn 4 là giai đoạn nghiêm trọng nhất, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao.

Tìm hiểu về suy tim độ 2

Suy tim cấp độ 2 là gì?

Theo tổ chức tim mạch Hoa Kỳ (NYHA), suy tim được phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cũng như sự giới hạn trong hoạt động thể chất. Suy tim được chia thành 4 loại. Suy tim cấp độ 2 được xem là mức độ trung bình. Còn suy tim độ 4 là cực kỳ nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Ở suy tim cấp độ 2, người bệnh có các dấu hiệu như mệt mỏi, thở dốc, khó thở, đau tức ngực. Tuy nhiên, các triệu chứng này đều ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ gặp phải khi vận động, chỉ cần nghỉ ngơi thì các triệu chứng này sẽ giảm dần.

Suy tim cấp độ 2 có nguy hiểm không?

Câu trả lời là hoàn toàn có. Mặc dù suy tim độ 2 được đánh giá ở mức độ trung bình, nhưng người bệnh không nên chủ quan, coi nhẹ mà lơ là sức khỏe và hoạt động thể chất của bạn thân mình. Đây được xem là giai đoạn then chốt, nếu không được điều trị tốt, không được quan tâm đặc biệt thì mức độ bệnh sẽ ngày càng nặng, chức năng tim ngày càng suy yếu và nhanh chóng tiến triển thành suy tim độ 3, độ 4.

Khi bệnh tiến triển nặng, thì sức khỏe của người bệnh cũng yếu dần. Các dấu hiệu suy tim như đau tức ngực, mệt mỏi, khó thở, ho khan,... sẽ ngày càng nặng hơn, ngay cả những lúc nghỉ ngơi. Mọi hoạt động thể chất của người bệnh đều diễn ra một cách khó khăn. Người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và thậm chí là tử vong.

vicare.vn-suy-tim-do-2-co-nguy-hiem-khong-mot-so-phuong-phap-dieu-tri-benh-body-2

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim đang nặng dần

Suy tim độ 2 vẫn ở mức độ trung bình. Các dấu hiệu bị suy tim chỉ xảy ra khi người bệnh hoạt động thể chất gắng sức. Tuy nhiên, nếu chủ quan không chú ý và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng, trở nên nghiêm trọng hơn. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim đang nặng dần:

Khó thở là một triệu chứng dễ thấy nhất ở bệnh nhân suy tim. Do sức bơm của tim yếu nên oxy và các chất dinh dưỡng không được cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể nên gây khó thở. Đôi khi, khó thở do suy tim có thể bị nhầm lẫn với khó thở do các bệnh hô hấp, vì thế người thân và bệnh nhân nên chú ý cẩn thận.

Phù chân: Cũng là do sức bơm của tim yếu nên các dịch chất bị ứ đọng, sự tích tụ các dịch ở các mô trong khắp cơ thể sẽ gây nên hiện tượng phù nề. Bệnh nhân suy tim nặng thường bị sưng bàn chân, mắt cá chân, các khớp,... dẫn đến người bệnh sẽ đi dép hoặc giày trở nên chặt hơn, đặc biệt vào buổi chiều. Lúc này, người thân và bệnh nhân nên đến bệnh viện sớm để nhận chẩn đoán và điều trị.

Ho và thở khò khè: Suy tim làm chức năng tim suy yếu có thể gây phù phổi. Từ đó gây nên ho và khó thở cho bệnh nhân. Bệnh nhân suy tim có thể bị khó ngủ, mất ngủ hoặc tỉnh dậy nửa đêm do phù phổi.

Phương pháp điều trị suy tim độ 2

Tập thói quen sống lành mạnh, hợp lý

Người ta có câu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Mọi bệnh tật đều có thể được tránh khỏi nếu bạn có một thói quen sống lành lạnh và hợp lý. Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi thư giãn sẽ giúp bạn có một sức khỏe tuyệt vời. Bên cạnh đó, bạn nên vận động nhiều hơn, tìm đến một số bộ môn thể thao, hay đi tập yoga sẽ hỗ trợ hiệu quả để điều trị bệnh tim và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, không nên hoạt động gắng sức.

Chế độ ăn phù hợp dành riêng cho người bệnh

Một trong những cách điều trị bệnh suy tim chính là có một chế độ dinh dưỡng thích hợp cho người bệnh suy tim. Theo nhiều bác sĩ và chuyên gia sức khỏe, chế độ ăn của người suy tim nên hạn chế gia vị muối, các thực phẩm có chứa nhiều đạm và chất béo. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, vitamin, kiểm soát lượng nước. Ngoài ra, người bị suy tim nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên uống rượu, bia và hút thuốc lá.

vicare.vn-suy-tim-do-2-co-nguy-hiem-khong-mot-so-phuong-phap-dieu-tri-benh-body-3

Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ tại trung tâm khám, chữa bệnh uy tín

Người bị suy tim nên đi khám sức khỏe định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ tại những trung tâm chữa bệnh uy tín.

Dùng thuốc: Người bị suy tim nên dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, thường xuyên khám định kỳ và chú ý đến những triệu chứng bất thường của cơ thể.

Phẫu thuật: Phẫu thuật sửa chữa van tim, thay van tim, đặt máy tạo nhịp thì thường rất khó khăn, nguy hiểm và rất đắt đỏ. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng, nguyên nhân và tình hình của bệnh nhân thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Thực phẩm bổ sung

Trên thị trường hiện nay, có một số thực phẩm bổ sung hỗ trợ điều trị và làm chậm tiến triển của bệnh suy tim. Người bệnh có thể lựa chọn và tìm mua những sản phẩm uy tín, chất lượng để bảo vệ sức khỏe.

Qua bài viết trên, hi vọng đã cung cấp được những thông tin bổ ích cho quý bạn đọc. Chắc hẳn bạn đã tự mình trả lời được câu hỏi suy tim cấp độ 2 có nguy hiểm không. Hãy duy trì một lối sống lành mạnh để có một trái tim khoẻ mạnh.

Xem thêm:

  • Suy tim độ 3 không là mối lo nếu biết những điều này
  • Suy tim độ 4 – Cần làm gì trong giai đoạn cuối của suy tim?
  • Những dấu hiệu sớm của suy tim chớ coi thường