Suy thận mạn là gì?

Thận là bộ phận cơ thể quan trọng giúp lọc chất thải và bài tiết nước tiểu. Người bị suy thận mạn sẽ có chức năng thận giảm dần qua thời gian. Nguyên nhân gây suy thận thường là do bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu xem bệnh suy thận mạn là gì và được điều trị như thế nào.

Suy thận mạn là gì? Suy thận mạn là gì?

Suy thận mạn là gì?

Thận có chức năng lọc máu và thải chất thải khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Bệnh suy thận mạn, còn gọi là suy thận mạn tính, là sự mất chức năng của thận dần dần qua thời gian. Điều này khiến cho chất lỏng và chất thải ứ đọng trong cơ thể, dần dần gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bệnh suy thận mạn ban đầu không có nhiều triệu chứng rõ ràng, và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, vì vậy rất khó phát hiện. Chỉ đến khi bệnh đi vào giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh mới biết mình bị suy thận mạn.

Hai nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy thận mạn là bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Đối với bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao sẽ gây hại cho thận. Còn đối với bệnh huyết áp cao, áp lực của máu sẽ khiến mạch máu bị tổn thương, trong đó có mạch máu dẫn đến thận. Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến suy thận mạn là:

  • Bệnh thận đa nang
  • Viêm cầu thận, viêm bể thận, ...
  • Bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch
  • Bệnh do virus: HIV/AIDS, viêm gan B hoặc C.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Ngộ độc chì.
  • Dị tật bẩm sinh liên quan đến van giữa niệu đạo và bàng quang.

Triệu chứng của suy thận mạn

vicare.vn-suy-than-man-la-gi-body-1
  • Lượng nước tiểu thay đổi
  • Buồn nôn, ăn không ngon
  • Cơ thể yếu đuối và mệt mỏi
  • Co giật cơ bắp và chuột rút
  • Phù nề chân và mắt cá chân
  • Ngứa dai dẳng
  • Ngủ không ngon giấc
  • Khó thở nếu chất lỏng tích tụ ở phổi
  • Huyết áp tăng cao khó kiểm soát
  • Đau ngực nếu chất lỏng tích tụ quang lớp lót của tim

Điều trị suy thận mạn

Để điều trị suy thận mạn, cần phải bắt nguồn từ gốc, tức là điều trị nguyên nhân gây suy thận. Việc này thường được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc để chữa các bệnh dẫn đến suy thận. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc giúp điều trị các biến chứng của bệnh suy thận:

  • Thuốc lợi tiểu: do chức năng thận yếu đi, khả năng tạo ra nước tiểu không còn như trước khiến cho chất lỏng ứ đọng trong cơ thể, gây phù nề và các biến chứng khác. Vì vậy, bác sĩ kê thuốc lợi tiểu nhằm cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể.
  • Thuốc để giảm mức cholesterol: ở người bị suy thận mạn, nồng độ cholesterol xấu thường cao. Nếu như cần thiết, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm cholesterol để tránh dẫn đến bệnh tim mạch.
  • Thuốc điều trị, kiểm soát huyết áp cao: huyết áp cao có thể là nguyên nhân và cũng là biến chứng do bệnh suy thận mạn gây ra. Cần phải điều hòa huyết áp để thận không ngày một kém đi.
  • Thuốc tạo hồng cầu: người bị suy thận có thể bị thiếu máu. Bác sĩ sẽ kê hormone kích thích tạo hồng cầu nếu như tình trạng thiếu máu của người bệnh là nguy hiểm.
  • Canxi và vitamin D: Bệnh thận cũng dẫn đến giảm vitamin D và canxi, vì vậy, bác sĩ sẽ bổ sung hai thành phần này để bảo vệ xương.

Khi đã vào giai đoạn cuối, thận không còn thực hiện được chức năng của mình, bệnh nhân sẽ phải lọc máu nhân tạo loại bỏ các chất thải và chất lỏng thừa ra bên ngoài. Một lựa chọn khác là ghép thận.

Chế độ ăn và lối sống cho người suy thận mạn

vicare.vn-suy-than-man-la-gi-body-2
Tập thể dục đều đặn các ngày trong tuần

Để bảo toàn chức năng thận, và phòng ngừa bệnh suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối, bệnh nhân nên tuân thủ các hướng dẫn về chế độ ăn và lối sống như sau:

  • Hạn chế sử dụng protein từ động vật. Người bệnh suy thận mạn cần phải có một chế độ ăn uống đặc biệt. Các loại thực phẩm giàu đạm bao gồm các loại thịt, trứng, sữa, các loại hải sản, nội tạng động vật... Bạn hãy thay bằng những loại thực phẩm chứa hàm lượng protein thấp như rau, hoa quả, bánh mì, ngũ cốc,...
  • Sử dụng những loại thực phẩm ít Kali. Bạn cần tránh những thực phẩm có nhiều Kali vì nó có thể gây nguy hiểm đến tim mạch.Những loại thực phẩm có hàm lượng Kali cao là chuối, cam, khoai tây, củ cải, dưa hấu, cà chua,... Những loại thực phẩm chứa hàm lượng Kali thấp như táo, bắp cải, cà rốt, nho, dâu tây,...
  • Tránh sử dụng những thực phẩm có chữa nhiều muối. Giảm lượng natri của bạn mỗi ngày bằng cách tránh xa những loại thực phẩm chứa nhiều muối, nên có chế độ ăn nhạt. Tránh những loại thực phẩm như đồ ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh, các loại thực phẩm đóng hộp,...
  • Nên uống lượng nước vừa đủ, bằng lượng nước tiểu bài xuất hoặc ít hơn nếu bị phù, và uống nhiều hơn nếu mất nước.
  • Duy trì tốt thói quen sinh hoạt khoa học. Đặc biệt, giữ các thói quen sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp cho động lực tinh thần bạn.
  • Tập thể dục đều đặn các ngày trong tuần, ít nhất 30 phút một ngày và thực hiện tất cả các ngày trong tuần. Điều này giúp bạn có thể vượt qua mệt mỏi và căng thẳng.
  • Tâm sự với những người mà bạn tin tưởng. Việc này giúp cho bạn thư giãn đầu óc và có sự động viên hỗ trợ của bạn bè, người thân để chống lại căn bệnh này.
  • Nên tuân thủ lịch khám sức khỏe định kỳ để quản lý bệnh một cách hiệu quả, ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu.

Xem thêm:

  • Thông tin chi tiết về bệnh sỏi thận
  • Thực phẩm nào tốt cho người suy thận mạn?
  • Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào?