Suy thận mạn giai đoạn cuối là gì?

Suy thận mạn thường gặp ở các bệnh nhân huyết áp cao và bị tiểu đường. Thường thì phải mất khoảng 10-20 năm bệnh suy thận mạn mới tiến triển đến giai đoạn cuối. Vậy thì suy thận mạn giai đoạn cuối là gì và người bị suy thận mạn giai đoạn cuối có triển vọng sống bao lâu?

Suy thận mạn giai đoạn cuối là gì? Suy thận mạn giai đoạn cuối là gì?

Suy thận mạn giai đoạn cuối là gì?

Thận có chức năng lọc máu và thải chất thải khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Bệnh suy thận mạn, còn gọi là suy thận mạn tính, là sự mất chức năng của thận dần dần qua thời gian. Điều này khiến cho chất lỏng và chất thải ứ đọng trong cơ thể, dần dần gây nguy hiểm cho sức khỏe. Giai đoạn cuối của suy thận mạn là giai đoạn 5 của suy thận. Ở giai đoạn này, chỉ số GFR (độ lọc của thận) giảm xuống còn dưới 15 mL/phút.

Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như giảm lượng nước tiểu, mất khả năng đi tiểu, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, sụt cân không có lý do, mất cảm giác ăn ngon,...

Nếu đủ điều kiện sức khỏe và kinh tế để lọc máu chạy thận hoặc ghép thận thì sẽ không nguy hiểm đến tính mạng, người bệnh vẫn có thể sống bình thường. Nhưng nếu không được lọc máu thường xuyên, và nếu có nhiều bệnh lý đi kèm, người bị suy thận mạn giai đoạn cuối sẽ có tuổi thọ ngắn hơn.

Biến chứng của suy thận mạn giai đoạn cuối

vicare.vn-suy-than-man-giai-doan-cuoi-la-gi-body-1
Nhiễm trùng da do da khô và gây ngứa

Suy thận mạn giai đoạn cuối có thể gây ra các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng da do da khô và gây ngứa
  • Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng
  • Nồng độ chất điện giải bất thường
  • Đau khớp, xương và cơ
  • Xương yếu
  • Tổn thương thần kinh
  • Thay đổi nồng độ đường huyết

Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối như thế nào?

Khi đã ở giai đoạn cuối, người bệnh bắt buộc phải lọc máu và ghép thận trong tương lai gần nếu có điều kiện. Lọc máu nhân tạo sử dụng một loại máy đặc biệt, lọc các chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu ra khỏi cơ thể, và giữ lại các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Người ta dự kiến ​​rằng, người bệnh suy thận giai đoạn cuối sẽ chỉ sống được từ 2 -3 tháng nếu không điều trị lọc máu. Tuy nhiên, khi lọc máu, dự kiến khả năng sống sót ​​sẽ gia tăng đáng kể khả, thêm 2 – 5 năm,. Thậm chí, một số người có thể sống được chục năm từ khi phát hiện mình bị suy thận độ 4 nếu được điều trị lọc máu.

Ghép thận là thay thế quả thận của bạn bằng một quả thận được hiến tặng. Bệnh nhân ghép thận cần phải có thể trạng toàn thân tương đối tốt, huyết áp được kiểm soát ổn định, tình trạng mạch máu vùng chậu bình thường. Để có thể tiến hành phẫu thuật ghép thận, bệnh nhân tốt nhất nên dưới 60 tuổi. Sau khi ghép thận, bệnh nhân sẽ không phải lọc máu nhân tạo nữa, nhưng phải uống thuốc suốt phần đời còn lại để tránh đào thải thận.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu
  • Chạy thận nhân tạo là bệnh gì?
  • Làm sao để giảm creatinin trong máu?