Suy nhược thần kinh có tự khỏi không?

Suy nhược thần kinh là bệnh gì? Có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Người mắc bệnh suy nhược thần kinh có tự khỏi được không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng HoiBenh tham khảo bài viết dưới đây.

Suy nhược thần kinh có tự khỏi không? Suy nhược thần kinh có tự khỏi không?

Suy nhược thần kinh là bệnh gì? Có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Người mắc bệnh suy nhược thần kinh có tự khỏi được không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng HoiBenh tham khảo bài viết dưới đây.

1. Suy nhược thần kinh là bệnh gì?

Suy nhược thần kinh là bệnh lý thuộc nhóm rối loạn thần kinh chức năng, hệ quả của bệnh là các tế bào não làm việc quá mức căng thẳng, vì áp lực kéo dài trong công việc hoặc bệnh tật sinh ra quá tải... Bệnh bắt nguồn từ vỏ não và một số dây thần kinh trung ương dưới vỏ não gây nên.

Tình trạng hoạt động của hệ thần kinh bị rối loạn khiến cảm xúc và thể chất của người đó bị kích thích, ức chế tạm thời với hàng loạt các biểu hiện như chán nản tột độ. Người mắc hội chứng suy nhược thần kinh không còn hứng thú với bất kỳ điều gì, đau đầu âm ỉ, cơ thể uể oải, mệt mỏi kéo dài, dễ bị kích động...

Suy nhược thần kinh là bệnh không thể xem thường vì đây là dấu hiệu tiềm ẩn của các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần như trầm cảm, chứng rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt... Nếu không được can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Bệnh còn được biết đến bằng nhiều tên gọi khác nhau như: chứng loạn thần kinh tim, suy nhược mạn tính, hội chứng gắng sức, bệnh tim mạch chức năng, suy nhược thần kinh tim, suy nhược thần kinh nguyên phát, suy nhược thần kinh bán cấp và tim dễ kích thích...

vicare.vn-suy-nhuoc-than-kinh-co-tu-khoi-khong-body-1

2. Các dấu hiệu nhận biết đang mắc bệnh suy nhược thần kinh

Triệu chứng suy nhược thần kinh ở mỗi người biểu hiện không giống nhau. Nhưng bạn đừng nên bỏ qua khi cảm thấy chính mình hoặc người thân có các biểu hiện dưới đây như:

  • Mất ngủ liên tục

Rối loạn giấc ngủ là biểu hiệu dễ nhận biết của bệnh suy nhược thần kinh. Giấc ngủ là một hoạt động quan trọng để đảm bảo sự sống của cơ thể, giúp phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc và học tập. Hoạt động này còn góp phần giúp cơ thể giảm stress, sản sinh ra hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển.

  • Rối loạn lo âu

Lo âu là một phản ứng bình thường của cơ thể mỗi khi căng thẳng, hay những mối nguy hiểm có thể nhận biết trước. Đây là một dạng rối loạn lo âu và có thể dẫn đến trầm cảm, về lâu dài, rối loạn lo âu nghiêm trọng sẽ dẫn đến bệnh suy nhược thần kinh.

  • Tinh thần hoảng loạn

Tình trạng rối loạn lo âu kéo dài, không điều trị sớm có thể gây ra các cơn hoảng loạn, cảm xúc luôn tràn ngập sự sợ hãi, gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần và hệ thần kinh trung ương của não bộ.

  • Cảm giác mệt mỏi

Mệt mỏi trong bệnh suy nhược thần kinh dường như không có nguyên nhân cụ thể, đi kèm với trạng thái mệt mỏi là tinh thần bực bội khó chịu, không yên, khó ngủ. Điều đó khiến tim đập nhanh, hồi hộp, tức ngực, thở gấp, khó chịu ở dạ dày, và các cơ quan khác của cơ thể cũng cảm thấy khó chịu.

  • Không muốn tiếp xúc

Nếu bạn thường xuyên trốn tránh với mọi người xung quanh và ngại giao tiếp, có thể là do não bộ mất cân bằng serotonin gây ra tình trạng căng thẳng khi tiếp xúc với người khác. Khiến cơ thể tạo ra cảm giác bị cô lập và muốn ở một mình, dẫn đến trầm cảm và lo âu.

  • Suy giảm trí nhớ

Làm việc kém tập trung và không đạt hiệu quả cao, cũng là dấu hiệu chứng tỏ rằng bạn đang mắc bệnh suy nhược thần kinh. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, suy giảm trí nhớ còn gây thêm nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác với các bệnh lý như: Alzheimer, Parkinson,...

3. Suy nhược thần kinh có tự khỏi không?

Suy nhược thần kinh có tự khỏi hay không? Xin trả lời các bạn là bệnh có thể tự khỏi hoàn toàn, nếu như người mắc phải bệnh suy nhược thần kinh ở mức độ nhẹ, và xác định đúng nguyên nhân nào gây nên bệnh. Có kế hoạch điều trị sớm tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh để các dấu hiệu gây bệnh trở nên rõ ràng và nặng.

Ngoài ra người bệnh cũng cần phải bố trí công việc thật khoa học, để có thời gian nghỉ ngơi và tập luyện thể dục thể thao hợp lý, nên tập các môn như đi bộ,bài tập dưỡng sinh, yoga... để có tinh thần thoải mái, lạc quan hơn.

Tạo thói quen ngủ đúng giờ, không nên thức quá khuya, không uống nước trà đặc, và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia, rượu...

vicare.vn-suy-nhuoc-than-kinh-co-tu-khoi-khong-body-2

4. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh suy nhược thần kinh

Hãy chọn cho mình những thực phẩm chống oxy hóa ngăn các tác hại của gốc tự do, bảo vệ bộ não bạn khỏi những tổn thương, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Các chất chống oxy hóa này có nhiều trong rau có màu xanh đậm, hoa quả tươi, các vitamin A, B, C, E...và các loại thực phẩm sau.

  • Bí đỏ

Chứa rất nhiều chất cần thiết cho hoạt động dẫn truyền thần kinh như a-xít glutamic và tryptophan. Hai chất này có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của cơ thể, là chất xúc tác các phản ứng chuyển hóa của tế bào thần kinh và não bộ. Giúp tăng đào thải amoniac, tăng khả năng ghi nhớ của bộ não, làm giảm lo âu, trầm uất.

  • Sô cô la

Ăn sô cô la sẽ tạo ra cảm giác dễ chịu do tạo thành hoạt chất tryptophan, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng sự hưng phấn. Các flavonol trong sôcôla có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp ngăn chặn tổn thương của tế bào, tăng lưu lượng máu lên não.

  • Vitamin

Các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12...) rất quan trọng cho hoạt động của hệ thần kinh, tạo năng lượng cung cấp cho tế bào thần kinh hoạt động. Ngoài ra, vitamin B1 còn có tác dụng làm tăng cảm giác thèm ăn, tăng khả năng sáng tạo, giảm mệt mỏi...

  • Các loại sữa

Sữa chứa rất nhiều các vitamin, a-xít amin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Trong sữa cũng có chứa tryptophan, tăng tạo ra serotonin, giúp tăng hưng phấn, duy trì trạng thái vui vẻ, thoải mái, kiểm soát tốt cảm xúc. Bên cạnh đó, sữa cũng chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, giúp phá hủy các gốc tự do...

  • Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc như gạo lứt, bột yến mạch, lúa mì... có chứa hàm lượng folat cao, giúp tăng lượng máu lên não giúp cải thiện trí nhớ.

  • Các a-xít béo omega 3

Nhiều nghiên cứu chỉ ra sự thiếu hụt omega 3, 6 trong khẩu phần ăn có liên quan đến tâm lý mệt mỏi, chán nản trong cuộc sống. Vì vậy hãy bổ sung cho cơ thể một lượng omega đầy đủ mỗi ngày, để tăng cường sự linh hoạt của não bộ bằng cách ăn các loại cá biển như, cá thu, cá ngừ, cá hồi,...hay dầu hạt lanh, dầu vừng, dầu ô liu...

Trên đây là những thông tin về bệnh suy nhược thần kinh có tự khỏi được hay không, mà chúng tôi vừa gửi đến bạn đọc. Khi nghi ngờ bị suy nhược thần kinh hoặc thấy có nhiều biểu hiện ban đầu như đã nêu trên, bạn cần đi khám ở các chuyên khoa tâm thần, thần kinh để tìm ra nguyên nhân, điều trị bệnh càng sớm càng tốt, luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ để sớm đẩy lùi bệnh tật.

Xem thêm:

  • Giải pháp cho việc thiếu máu, suy nhược cơ thể qua thực phẩm
  • Lục lạc ba lá - vị thuốc thần kỳ chữa suy nhược thần kinh và mất ngủ
  • Tình trạng mệt mỏi kéo dài? Có phải do thực phẩm?