Suy dinh dưỡng bào thai ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của trẻ?

Suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất, là tình trạng thai nhi thiếu protein, năng lượng và các chất dinh dưỡng. Trẻ đẻ ra đủ tháng nhưng cân nặng lúc đẻ thấp dưới 2,5kg. Suy dinh dưỡng bào thai ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của trẻ?

Suy dinh dưỡng bào thai ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của trẻ? Suy dinh dưỡng bào thai ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của trẻ?

Phát hiện suy dinh dưỡng bào thai bằng cách nào?

Các bà mẹ có thể phát hiện sớm thai nhi bị suy dinh dưỡng bào thai qua các kỳ khám thai, dựa vào các thông số như chiều cao tử cung, vòng bụng, các bác sĩ có thể chẩn đoán kích thước vòng bụng có tương xứng với tuổi thai nhi hay không.

Ngoài ra qua mức độ tăng cân của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai cũng có thể nhận biết thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay không (thông thường trong thời kỳ mang thai các bà mẹ tăng khoảng 10-12kg).

Hậu quả nghiêm trọng của suy dinh dưỡng bào thai

  • Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, các cơ quan như da, xương, cơ, não, gan... đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, điều dễ nhận thấy nhất là khi sinh ra trẻ bị nhẹ cân. Hậu quả sẽ phù thuộc vào từng giai đoạn mà bào thai bị suy dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng trẻ sau khi chào đời.
  • 3 tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn não bộ phát triển mạnh nhất, nếu bị suy dinh dưỡng bào thai trong giai đoạn này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ của trẻ, làm cho não chậm phát triển, gây ra những di chứng về thần kinh, trẻ sinh ra sẽ không được nhanh nhẹn thông minh như các bạn đồng trang lứa.
  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 1/3 số trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2.500g bị chết trong năm đầu đời.
vicare.vn-suy-dinh-duong-bao-thai-anh-huong-the-nao-toi-su-phat-trien-cua-tre-body-1

Biểu hiện của trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai

Bé sẽ dễ bị nhiễm khuẩn

Do bị thiếu hụt vitamin A và C nên khả năng miễn dịch kém, bé dễ bị nhiễm bệnh trước những tấn công của virus, vi khuẩn, các bệnh như tiêu chảy, khô mắt, sởi, viêm đường hô hấp.

Trẻ suy dinh dưỡng bào thai dễ bị hạ thân nhiệt

Trẻ nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài, không được ủ ấm kịp thời, thân nhiệt của trẻ có thể bị giảm mạnh dẫn tới hậu quả khó lường.

Đường huyết dễ bị hạ

Cho trẻ bú sớm để tránh hạ đường huyết

Phát triển chậm về cân nặng, chiều cao so với trẻ bình thường

Người mẹ cần phải cố gắng hết sức để cho trẻ bú sữa mẹ, và cần cho bú trong sáu tháng đầu. Khi bé ăn dặm được vẫn cần tiếp tục cho bú mẹ đến hai tuổi để kích thích phát triển cân nặng chiều cao cho trẻ

Bé có thể chịu những di chứng về tâm thần

Trẻ suy dinh dưỡng ở mức độ cao, dù có thể sống sót nhưng trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu về thần kinh như chậm phát triển về thần kinh. Vì vậy gia đình cần phối hợp với bác sĩ để kiểm tra việc này, nhằm có những cách hỗ trợ tốt nhất cho con.

4 nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai

Có 4 yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của bào thai, tác động đến sức khỏe sau này của đứa trẻ:

Tuổi tác người mẹ

Phụ nữ thì tuổi 30 trở đi đã bắt đầu có hiện tượng thoái hóa, già cỗi dần, mang thai tại thời điểm này sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho con, có thể sinh ra những đứa bé không bình thường, dị tật bẩm sinh..

Thời gian thực thiên chức sinh sản, sinh con tốt nhất của người phụ nữa là từ 25 đến 30 tuổi.

Sức khỏe người mẹ

Sức khỏe của mẹ sẽ quyết định sức khỏe của con. Trong thời gian có thai, mẹ bị cúm, sốt phát ban, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp, sẽ dễ đẻ ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Khi mẹ đang có những bệnh mãn tính như sốt rét, viêm gan, thấp tim, phù thận, cần phải chữa khỏi bệnh rồi mới mang thai. Có những bệnh của người mẹ có khả năng lây truyền cho con như giang mai, AIDS, vì vậy cần khám sức khỏe nếu thực sự an toàn khỏe mạnh hãy sinh con.

Dinh dưỡng của người mẹ có thể ảnh hưởng tới dinh dưỡng bào thai

Nguồn dinh dưỡng của mẹ, sẽ theo máu, qua rau thai đến cung cấp cho con. Thành phần dinh dưỡng lúc này không phải chỉ cần có số lượng nhiều mà còn cần đa dạng để bảo đảm sự phát triển đầy đủ của bào thai.

Môi trường sống của mẹ khi mang thai

Môi trường sống và làm việc của mẹ tốt sẽ giúp thai nhi phát triển tốt. Nếu môi trường sống của mẹ không tốt, mẹ phải chịu ô nhiễm, áp lực, lao động nặng nhọc sẽ không có đủ các yếu tố như năng lượng, thể chất, tính an toàn để giúp thai nhi phát triển toàn diện và mẹ cũng có nhiều nguy cơ ít sữa, mất sữa sớm.

vicare.vn-suy-dinh-duong-bao-thai-anh-huong-the-nao-toi-su-phat-trien-cua-tre-body-2
Mẹ bầu cần bổ sung đầy dủ dinh dưỡng trong thai kỳ để tránh suy dinh dưỡng bào thai.

Phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai

Để phòng ngừa suy dinh dưỡng bào thai, phụ nữ mang thai cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng ngay từ những tuần đầu tiên của thời kỳ thai nghén như: Protein, lipit, vitamin, acid folic, calci, sắt, iod và các vi chất dinh dưỡng thiết yếu khác giúp cho thai nhi tăng trưởng và dự trữ năng lượng cho việc phát triển sau khi trẻ sinh ra.

Ngoài chế độ dinh dưỡng còn cần một chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mọi lo âu phiền muộn trong cuộc sống. Bà mẹ không uống rượu và hút thuốc lá, thuốc lào khi có thai.

Thực hiện kế hoạch hóa gia đình: Đẻ thưa, không nên đẻ khi còn ít tuổi (dưới 18) và khi đã lớn tuổi (trên 35) cũng sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng thai suy dinh dưỡng.

Các bà mẹ phải được khám thai định kỳ đều đặn (1 tháng/lần) để thầy thuốc kịp thời phát hiện các bất thường về thai nghén và sự phát triển của thai từ đó có thể tư vấn khi có vấn đề cho các bà mẹ cách chăm sóc sức khỏe để thai không bị suy dinh dưỡng.

Chăm sóc sau sinh trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai

Với những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ đóng vai trò đặc biệt quan trọng:

  • Cần ủ ấm trẻ thường xuyên, tốt nhất cho nằm cạnh mẹ ngay sau khi sinh.
  • Theo dõi sát sao để phát hiện sớm và xử trí kịp thời khi có dấu hiệu trẻ bị hạ đường máu, hạ canxi máu.
  • Tắm rửa bằng nước sạch, thay băng rốn hằng ngày.
  • Cho trẻ bú mẹ sớm trong nửa giờ đầu sau khi lọt lòng mẹ; cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, cho trẻ bú nhiều lần (kể cả ban đêm) hơn những trẻ có cân nặng bình thường.
  • Chỉ ăn bổ sung khi trẻ được 6 tháng tuổi, phải bảo đảm khẩu phần ăn của trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng cả về lượng và chất. Trẻ ăn ít nên cho ăn nhiều bữa trong ngày, chế biến thức ăn nhiều dinh dưỡng bằng cách dùng các men enzym, sắt, kẽm, vitamin A, D... để giúp trẻ phát triển chiều cao, phòng ngừa suy dinh dưỡng thấp còi sau này.
  • Cho trẻ uống vitamin A, vitamin D và tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ theo quy định của bộ Y tế.
  • Ngoài chế độ ăn nên bổ sung các vi chất dinh dưỡng như: Kẽm, canxi, vitamin D, A,... dưới dạng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp trẻ phát triển chiều cao, phòng ngừa thừa cân do béo phì thấp còi.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về suy thai cấp tính
  • Bào thai suy dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bé?
  • Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai