Sưng hạch bạch huyết là gì? Thường sưng ở những vị trí nào?

Hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Khi hạch bạch huyết bị sưng đau kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh lý, chúng ta cần biết để phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy sưng hạch bạch huyết là gì và thường sưng ở những vị trí nào?

Sưng hạch bạch huyết là gì? Thường sưng ở những vị trí nào? Sưng hạch bạch huyết là gì? Thường sưng ở những vị trí nào?

Hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Khi hạch bạch huyết bị sưng đau kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh lý, chúng ta cần biết để phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy sưng hạch bạch huyết là gì và thường sưng ở những vị trí nào?

Sưng hạch bạch huyết là gì?

Hạch bạch huyết (hạch lympho) là những cơ quan bạch huyết nhỏ có hình hạt đậu phân tán tại nhiều vị trí trên cơ thể. Hạch bạch huyết có kích thước từ vài mm đến khoảng 2cm, bao bọc bởi một lớp vỏ dạng sợi hình thành từ mô liên kết. Bên trong hạch bạch huyết chứa những tế bào miễn dịch và các đại thực bào. Chính vì vậy hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của hệ miễn dịch, nó là hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn có hại vào cơ thể.

Khi cơ thể gặp phải một virus lạ không nhận biết được thì hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại, hệ bạch huyết sẽ sưng lên, ấn mạnh vào sẽ có cảm giác đau và kèm theo một số biến đổi về sức khỏe khác. Do đó hạch bạch huyết bị sưng có thể là điều báo hiệu rằng cơ thể bạn đang mắc nhiễm trùng hay một bệnh lý nào đó. Sưng hạch bạch huyết có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào và xảy ra do nhiều nguyên nhân:

  • Nhiễm trùng: viêm họng, nhiễm trùng tai, sởi, HIV/AIDS, giang mai, lao...
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: Lupus, viêm khớp dạng thấp..
  • Ung thư: Sưng hạch bạch huyết bất ngờ cũng chính là một dấu hiệu của bệnh ung thư. Ung thư hạch, bệnh bạch cầu, các ung thư đã bị di căn...
HoiBenh.vn-sung-hach-bach-huyet-la-gi-thuong-sung-o-nhung-vi-tri-nao-body-2
Vị trí sưng hạch bạch huyết vùng cổ, gáy, sau tai

Sưng hạch bạch huyết tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có những biểu hiện khác nhau, vẫn có nhiều trường hợp không hề xuất hiện triệu chứng nào và chỉ được phát hiện khi tiến hành các xét nghiệm tổng quát.

Một số triệu chứng ban đầu có thể gặp:

  • Tại chỗ bị sưng hạch ấn vào cảm giác đau, da tấy đỏ, hạch sưng to và rất lớn.
  • Vị trí sưng hạch bạch huyết vùng cổ, gáy, sau tai: ho, sốt, sổ mũi, cảm giác không thoải mái khi di chuyển cổ.
  • Khi sưng hạch bạch huyết kéo dài có thể gây ra nguy cơ áp xe, nhiễm trùng hay viêm loét hạch bạch huyết.

Hạch bạch huyết thường sưng ở những vị trí nào

Sưng bạch huyết có khoảng 500 – 600 hạch bạch huyết nằm chặn trên đường đi của các mạch bạch huyết, phân bố khắp cơ thể nhưng tập trung chủ yếu ở vùng cổ, nách và bẹn. Một số hạch nằm trực tiếp dưới da và số còn lại nằm sâu bên trong cơ thể.

Sưng hạch bạch huyết ở cổ

Sưng hạch bạch huyết ở cổ có thể là dấu hiệu của bệnh viêm họng, viêm amidan, bệnh lao hạch. Những hạch có kích thước nhỏ dưới 1cm, phẳng, có thể tự biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần khi hệ miễn dịch ổn định lại thì đều khá an toàn. Nhưng nếu xuất hiện với các biểu hiện bất thường kèm theo như hạch cứng, sưng đau, biến dạng, sốt cao, mệt mỏi, sụt cân, xuất hiện kéo dài trên 6 tuần thì đó là dấu hiệu nguy hiểm, cần phải đi khám ngay.

Sưng hạch bạch huyết ở nách

Sưng hạch bạch huyết ở nách có thể là dấu hiệu của các tổn thương hay nhiễm khuẩn bình thường, cũng có thể là dấu hiệu của việc xuất hiện các khối u ác tính. Đặc biệt nhất là bệnh ung thư vú. Vì nách là nơi có nhiều hạch dẫn từ tuyến vú nên khi bệnh nhân mắc ung thư vú đây chính là vị trí bị sưng đầu tiên. Do đó, nếu bị sưng hạch ở vùng này bạn nên đi khám để loại trừ các bệnh ác tính.

HoiBenh.vn-sung-hach-bach-huyet-la-gi-thuong-sung-o-nhung-vi-tri-nao-body-3
Sưng hạch bạch huyết ở nách

Sưng hạch bạch huyết ở bẹn

Bình thường nổi hạch ở bẹn có thể xảy ra một hoặc cả 2 bên. Một số trường hợp trước khi sưng hạch sẽ xuất hiện các biểu hiện như mụn nước, vết loét, mụn nhỏ ở bộ phận sinh dục, vùng hậu môn, đôi khi kèm theo sốt.

Sưng hạch bạch huyết ở bẹn có thể là dấu hiệu của của việc bị các tổn thương gây ra nhiễm khuẩn ở vùng chân, bàn chân. Ngoài ra nó cũng là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục: bệnh giang mai, hạ cam mềm, u hạt bạch huyết hoa liễu...

Khi nào cần đi khám sưng hạch bạch huyết?

Sưng hạch bạch huyết thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Bạn nên đi khám khi xuất hiện hạch bạch huyết bị sưng kèm với các triệu chứng sau:

  • Các hạch sưng xuất hiện kéo dài không biến mất (2 – 4 tuần)
  • Các hạch sưng mềm, vùng da hạch bị đỏ và viêm
  • Hạch phì đại, cứng chắc và ít di động dưới da, phát triển nhanh
  • Hạch phì đại xuất hiện ở vùng nách và xương đòn
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Sốt kéo dài, đổ mồ hôi vào ban đêm, mệt mỏi
  • Khó nuốt hoặc khó thở

Qua bài viết trên chúng ta đã biết được sưng hạch bạch huyết là gì và một số đặc điểm liên quan đến nó. Khi phát hiện cơ thể bị sưng hạch bạch huyết kèm theo một số dấu hiệu bất thường thì bạn phải đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để tìm ra được nguyên nhân và chẩn đoán bệnh kịp thời.

Xem thêm:

  • Những điều nên biết về ung thư hạch bạch huyết
  • Những điều về ung thư phổi di căn hạch trung thất có thể bạn chưa biết
  • Ung thư hạch có chữa được không?