Sức mạnh từ tế bào bạch cầu giúp điều trị ung thư
Các nhà nghiên cứu đã chiến đấu để tìm ra cách điều trị ung thư từ khi nhiều người còn chưa thực sự hiểu ung thư là gì. Phương pháp điều trị ung thư hiện nay thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ rất nghiêm trọng. Dừng sự tăng trưởng của tế bào ung thư độc hại là mục tiêu chính của việc điều trị và loại bỏ chúng hoàn toàn là điều tốt nhất. Vấn đề là, cách điều trị này hầu như...
Sức mạnh từ tế bào bạch cầu giúp điều trị ung thư
Các nhà nghiên cứu đã chiến đấu để tìm ra cách điều trị ung thư từ khi nhiều người còn chưa thực sự hiểu ung thư là gì. Phương pháp điều trị ung thư hiện nay thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ rất nghiêm trọng. Dừng sự tăng trưởng của tế bào ung thư độc hại là mục tiêu chính của việc điều trị và loại bỏ chúng hoàn toàn là điều tốt nhất. Vấn đề là, cách điều trị này hầu như luôn luôn gây ra thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Còn phương pháp mới thì sao? Đây sẽ là phương pháp khiến mọi chuyên gia đều phải "ngây nhất". Đó là đưa các tế bào kháng thể vào trực tiếp các tế bào ung thư. Nghiên cứu mang tính đột phá này của các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Scripps (TSRI) đang khiến việc điều trị ung thư dường như có hy vọng hơn.
Nhóm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã làm việc trên các liệu pháp cho thấy sự thiếu hụt tế bào miễn dịch hoặc máu – hai yếu tố nhất định chỉ ra hiệu ứng khác thường của các kháng thể trên tế bào tủy. Họ đã tìm kiếm các kháng thể kích hoạt thụ thể trên tế bào tủy xương chưa trưởng thành, có nghĩa là các kháng thể sẽ có thể biến các tế bào trưởng thành thành các loại tế bào máu cụ thể.
Sau khi xác định thành công một số kháng thể kích hoạt các tế bào tủy xương theo cách này, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng một số các kháng thể đã gây ra hiệu ứng bất ngờ trên các tế bào. Một trong số các kháng thể chuyển thành tế bào, khác hoàn toàn từ những gì đã được dự kiến. Điều này dẫn đến suy nghĩ rằng phương pháp này có thể được sử dụng để chuyển đổi các tế bào tủy ung thư (tế bào bạch cầu) thành các tế bào ung thư không?
Trong nghiên cứu mới đây của Richard A. Lerner, giáo sư Viện Nghiên cứu Scripps (TSRI) và các giáo sư Lita Annenberg Hazen tại TSRI cùng các đồng nghiệp khác, họ quyết định thử nghiệm 20 kháng thể thụ thể kích hoạt mới được phát hiện trên các tế bào bạch cầu myeloid cấp tính lấy từ bệnh nhân. Khi kết thúc, một trong những kháng thể có tác động đáng kinh ngạc trên các tế bào bạch cầu.
Hầu hết các tế bào bạch cầu myeloid cấp tính có thrombopoietin (TPO), một thụ thể được chọn lọc và kích hoạt các tế bào tủy. Khi các kháng thể được gắn với các tế bào tủy khỏe mạnh, các tế bào trưởng thành chuyển thành tế bào máu tiểu cầu (megakaryocytes). Khi áp dụng với các tế bào bệnh bạch cầu myeloid cấp tính, các kháng thể phát triển thành các tế bào đuôi gai, là những tế bào hỗ trợ quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Điều này sẽ là một thành công của các nhà nghiên cứu trong việc biến đổi một cách hiệu quả các tế bào ung thư thành các tế bào của hệ miễn dịch. Nhóm nghiên cứu còn nhận thấy rằng với độ phơi sáng lâu hơn và các điều kiện quy định khác, các tế bào đuôi gai sẽ trưởng thành nhiều hơn. Sản phẩm cuối cùng là một nhóm các tế bào có kết cấu chặt chẽ gọi là tế bào diệt tự nhiên (NK). Đây là một trong những hàng rào miễn dịch của cơ thể, các tế bào NK có khả năng tấn công nhanh chóng các mầm bệnh nguy hiểm và các khối u ngay cả khi chúng không có các chỉ dấu hiệu sinh học thường được xác định bởi các tế bào miễn dịch khác. (Nguồn: medicaldaily.com)