Sự phát triển của trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Sau một tháng "làm quen" với sự có mặt của đối phương, chắc chắn bây giờ cả bố và mẹ sẽ chẳng thể nào sống thiếu con yêu. Mỗi nụ cười, cử chỉ, từng đường nét trên gương mặt... của con giờ đây đang khắc sâu dần vào trái tim của bậc làm cha mẹ. Vậy bạn có muốn biết trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thì sẽ phát triển như thế nào hay không?

Sự phát triển của trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi Sự phát triển của trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Ngay sau đây hãy cùng HoiBenh theo dõi tiếp sự phát triển của bé yêu trong giai đoạn này.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ở tuần 1

Mẹ có cảm thấy thời gian trẻ phát triển nhanh quá hay không? Mới ngày nào bé còn đỏ hỏn trên tay, mà chỉ trong nháy mắt con đã bước qua tháng thứ 2.

Sau khi vừa tròn tháng, sự thay đổi của các bé sơ sinh biểu hiện rất rõ rệt. Trông con đã có vẻ cứng cáp hơn, mắt cũng không còn nhắm và ngủ nhiều như lúc trước. Đặc biệt lúc này là đôi môi lúc nào cũng mấp mé giống như cười, và nếu như tinh ý bạn sẽ thấy rằng con cũng đã biết thể hiện cảm xúc của mình với mọi người xung quanh. Đó là những âm thanh ư e, có thể phát ra bất cứ lúc nào. Kể cả những lúc bé nằm chơi 1 mình, hay được người khác chú ý đến và gọi tên.

Còn đối với người mẹ, lúc này sự mệt mỏi vẫn còn đang là gánh nặng trong tâm trí. Bạn hay lo lắng và có vẻ hơi trùng bước với việc hàng ngày phải dành hết thời gian chăm lo cho trẻ, không còn được thoải mái khi cuộc sống giờ đây gắn liền với những đêm thức trắng... Tuy nhiên đây chỉ là tâm lý chung, những lúc như thế bạn hãy ôm thiên thần của mình vào lòng thì chắc chắn mọi thứ sẽ tốt hơn rất nhiều.

vicare.vn-su-phat-trien-cua-tre-so-sinh-tre-so-sinh-2-thang-tuoi

Trẻ sơ sinh tuần đầu tiên của tháng thứ 2 sẽ có nhiều thay đổi

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ở tuần thứ 2

Tuần thứ 2 của tháng thứ 2, thì mọi chuyện trông có vẻ đã ổn hơn với cả bé và mẹ. Dường như sợi dây liên kết giữa nụ cười của con, ánh mắt của con đã xua đi những muộn phiền trong lòng của mẹ. Con đã mỉm cười nhiều hơn, bé thích được nhìn thấy bố mẹ mỗi khi trò chuyện. Và chắc chắn chẳng có ai có thể cưỡng lại đôi mắt ngây thơ, trong trẻo của con trẻ.

Nhưng lúc này, cũng là lúc chị em nên chú ý đến sức khỏe của mình như: khám phụ khoa, vết mổ khi sinh hiện tại (nếu là sinh mổ), có rắc rối gì ở tuyến sữa hay không... nên được các bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán ở giai đoạn này. Hãy tranh thủ thời gian đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe về thể chất và cả tinh thần. Vì có rất nhiều trường hợp những bà mẹ mới sinh con, thường rơi vào trình trạng trầm cảm; gọi là chán nản sau sinh. Thế nền cần kịp thời để giái quyết và lấy lại tinh thần, bởi đoạn đường phía trước mà bạn trải qua sẽ còn rất dài.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ở tuần thứ 3

Bước qua tuần thứ 3 của tháng thứ 2, càng nhìn trẻ mẹ sẽ thấy con đáng yêu vô cùng với khả năng huơ tay huơ chân linh hoạt và miệng thì ư e không ngớt. Chế độ sinh hoạt của bé lúc này cũng đang dần được thay đổi, bé ngủ ít hơn và thích chơi vào ban ngày. Ở thời điểm này một chút âm nhạc sẽ làm bé thích thú vô cùng, bạn có thể mở những bài hát sôi động. Có thể đó là các bài hát thiếu nhi vui tươi, hay những bài nhạc quê hương... bé cũng đều hài lòng. Tuy nhiên bạn chỉ nên vặn âm thanh ở mức vừa nghe, nếu không sẽ làm ảnh hường đến não bộ cũng như thính giác của bé.

Còn riêng với các chị em, dường như vẫn không thoát khỏi khoảng thời gian lu bù cùng con cái. Điều này càng khiến cho người mẹ không có cơ hội được phục hồi, nếu như không cân bằng được cuộc sống. Và những thay đổi này cũng khiến cho việc quan hệ vợ chồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do bản thân người phụ nữ chưa thật sẵn sàng.

vicare.vn-su-phat-trien-cua-tre-so-sinh-tre-so-sinh-2-thang-tuoi

Chắc chắn mẹ sẽ chẳng thể nào rời mắt trước sự đáng yêu của trẻ lúc 7 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ở tuần thứ 4

Ở tuần cuối cùng của tháng thứ 2 con yêu của bạn lại phải sắp bước sang một giai đoạn mới. Bởi vì kể từ thời điểm này não bộ của bé đã bắt đầu phát triển hơn, vì thông thường khoảng 3 tháng đầu não của trẻ sơ sinh sẽ lớn lên khoảng 5cm. Nếu để ý mẹ sẽ thấy lúc này con hay đưa mắt nhìn vào những cảnh vật xung quanh, rồi sau đó lại chuyển ánh nhìn sang hướng khác. Điều này đánh dấu cho sự nhạy bén trong việc hình thành khả năng quan sát ở mỗi đứa trẻ.

Và đối với người mẹ, mọi việc vẫn đang diễn ra như một thói quen mà chính bản thân mỗi người dần không thể chối bỏ. Từng cử bú, từng giấc ngủ của con giờ đây mẹ đều đã quá đỗi quen thuộc. Tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt khi bước vào giai đoạn này, người mẹ vì một lý do đặc biệt nào đó như do bệnh tật, tuyến sữa kém nên chẳng thể cho con bú được. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra hướng giải quyết phù hợp.