Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng tuổi
Chắc hẳn bố mẹ nào cũng háo hức, hồi hộp mong chờ đứa con đầu lòng của mình chào đời, chứng kiến sự trưởng thành của con qua từng tháng năm. Đó quả thực là điều hạnh phúc và ý nghĩa nhất trong cuộc đời này. Bài viết này, HoiBenh sẽ giúp bạn nhận biết trước sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng tuổi. Để bạn hiểu rằng cảm giác được làm mẹ tuyệt vời đến nhường nào. ...
Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng tuổi
Chắc hẳn bố mẹ nào cũng háo hức, hồi hộp mong chờ đứa con đầu lòng của mình chào đời, chứng kiến sự trưởng thành của con qua từng tháng năm. Đó quả thực là điều hạnh phúc và ý nghĩa nhất trong cuộc đời này. Bài viết này, HoiBenh sẽ giúp bạn nhận biết trước sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng tuổi. Để bạn hiểu rằng cảm giác được làm mẹ tuyệt vời đến nhường nào.
Tháng đầu đời của bé
Bạn nên dành nhiều thời gian ở bên cạnh bé càng tốt. Bởi trẻ sơ sinh có tầm nhìn tốt nhất ở khoảng cách từ 20 – 38 cm, nên không quá khó hiểu khi bé thường nhìn xung quanh và tập trung nhìn vào khuôn mặt của người đối diện. Khi bé thức dậy, bạn hãy kề sát mặt mình với mặt bé, nhìn bé một cách trìu mến để tăng sự kết giao.Tháng thứ 2 của trẻ sơ sinh
Ở giai đoạn này, bé phát triển rất tốt nên bạn có thể nhẹ nhàng nắm tay bé vỗ vỗ vào nhau và hát khe khẽ. Bé sẽ dần dần quen với việc ngôn ngữ và điệu bộ đi kèm từ từ bắt chước giống bạn. Vài tháng sau, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy con của mình có thể làm những động tác giống y hệt mà trước đó bạn đã từng làm.
Bé 3 tháng thì sao?
Bé đã bắt đầu biết dùng tay huơ huơ để chơi đùa hay muốn lấy thứ gì đó. Để giúp bé phát triển sự phối hợp giữa tay và mắt, bạn có thể chọn những món đồ chơi nhiều màu sắc, nhỏ vừa tầm tay của bé.
Khi bé đã được 4 tháng
4 tháng tuổi, bé đã có sự thích học hỏi: Nào là cách vận động, giọng nói, âm điệu, cảm xúc... Bé đã có thể hiện rõ cảm xúc của mình như: Vui thích khi chộp được đồ chơi hoặc mếu máo, khóc thét lên khi bị lấy mất đồ chơi. Đây là thời điểm bé hình thành phản xạ một cách hết sức tự nhiên, nên khi thấy điều đó bố mẹ nên cảm thấy vui mừng.
Sang tháng thứ 5
Tháng thứ 5 là khi mắt và tai của bé đã hoàn thiện chức năng như người lớn. Con yêu của bạn bắt đầu biết bập bẹ từ ngữ. Hãy tận dụng khoảng thời gian này bằng cách cho trẻ bập bẹ những từ đơn giản nhất và, lặp đi lặp lại rõ ràng, bé sẽ cố gắng để học nói theo bạn. Đây cũng là lúc bạn đã có thể bắt đầu đọc sách cho bé nghe, chỉ vào đồ vật và gọi tên chúng để bé nhận diện.
>>> Xem thêm: 4 loại đồ chơi tốt cho sự phát triển của trẻ mà các bà mẹ nên biết
Bé được 6 tháng
Khi đã bước sang tháng thứ 6, con của bạn đã có thể biết ngồi và bò đi xung quanh. Hãy khuyến khích bé vận động bằng cách đặt món đồ chơi khỏi tầm với của bé một chút để bé tự với tới. Lưu ý, các bậc cha mẹ hãy cất ngay những vật dụng nguy hiểm như: Dao, kéo, giấy... để đảm bảo an toàn cho bé trong quá trình đùa nghịch.
Bé 7 tháng
Lúc này, các kỹ năng của bé đã cứng cáp hơn một chút và bắt đầu biết nắm chặt đồ vật. Bên cạnh đó, đây là thời điểm những chiếc răng của bé đã dần nhú lên, nên đôi khi chỉ vớ được vật gì hay khi người khác cầm tay trẻ chỉ muốn cắn.
Bé 8 tháng
8 tháng tuổi là khoảng thời gian thể hiện rõ ràng nhất sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng tuổi. Giai đoạn này, bé đã nhận biết được không gian và sử dụng từ ngữ. Lúc này, nên cho bé chơi các trò ráp vật này khít với vật kia như ghép hình hay nồi niêu xoong chảo, hoặc chỉ các bộ phận khác trên cơ thể và lặp lại liên tục để dạy bé biết ý nghĩa của ngôn từ.
Bé 9 tháng
Khi bước sang tháng thứ 9 bé có thể mở ra đóng lại cuốn sách hàng chục lần, đung đưa cánh cửa tủ, những món đồ chơi kéo ra đẩy vào... Đây cũng chính là lúc bé phát triển kỹ năng phối hợp tay và mắt.Bé 10 tháng
Bé sẽ rất yêu thích trò chơi trốn tìm khi được 10 tháng tuổi. Để giúp bé phát triển kỹ năng vận động bạn có thể trốn ở đâu đó để bé không nhìn thấy hoặc giấu đi món đồ chơi mà con bạn yêu thích vào dưới một chiếc khăn hay trong hộp cho bé tự đi tìm chúng. Bé sẽ rất thích thú tìm tòi mà không cần sự trợ giúp của một ai.
Bé 11 tháng và tháng 12
Trẻ tiếp tục phát triển kỹ năng ngôn ngữ với nhiều bài hát và trò chơi. Các mẹ nên nhớ rằng, ngôn ngữ phát triển tốt nhất bằng sự tương tác qua lại với nhau chứ không phải một chiều từ tivi hay đầu đĩa. Vì thế bạn hãy trò chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt bằng cách đặt ra những câu hỏi, sử dụng cử chỉ và giọng điệu...để bé sẽ quan sát và nắm bắt từ hành động của bạn. Điều đặc biệt, khi được 1 năm nhiều trẻ đã có thể biết đi và nói những từ đơn giản.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng tuổi là điều bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng muốn chứng kiến và cùng con trải qua. Hãy luôn biết dành những thứ tốt đẹp nhất cho con mình không phải bằng việc mua những món đồ chơi đắt tiền mà hãy bằng những cử chỉ, hành động đơn giản thường ngày, đặc biệt dành nhiều thời gian cho bé yêu.