Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi sẽ có những thay đổi ngày càng rõ rệt, cơ thể bé bấ đầu có những phát triển mới nên sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác cũng phải thay đổi để thích ứng cùng. Chính vì thế trách nhiệm của một người mẹ càng lúc càng lớn hơn, nên chị em cần phải chuẩn bị sẵn sàng để giúp bé yêu vượt qua. Vậy trẻ sơ sinh được 7 tháng tuổi sẽ như thế nào?
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi sẽ có những thay đổi ngày càng rõ rệt, cơ thể bé bắt đầu có những phát triển mới nên sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác cũng phải thay đổi để thích ứng cùng. Chính vì thế trách nhiệm của một người mẹ càng lúc càng lớn hơn, nên chị em cần phải chuẩn bị sẵn sàng để giúp bé yêu vượt qua. Vậy trẻ sơ sinh được 7 tháng tuổi sẽ như thế nào? Hãy cùng HoiBenh khám phá những điều thú vị ngay sau đây.
Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi tuần 1
Tuần thứ 1, trong tháng thứ 7 này bạn hoàn toàn có thể để trẻ tự lập trong ăn uống. Bởi lúc này, con bạn đã có thể tự cầm lấy thức ăn hoặc thậm chí là tự uống nước. Lúc này, nếu mẹ sợ bé bị sặc khi tự uống nước thì có thể sắm riêng cho bé 1 chiếc bình có van. Như thế sẽ tiện lợi hơn, giúp bé tự điều chỉnh lượng nước mà mình muốn uống.
Khi bé càng lớn, trực giác của người làm mẹ cũng càng cao. Vì tính đến thời điểm này, bạn và bé đã cùng nhau trải qua một khoảng thời gian với rất nhiều hạnh phúc. Nên giờ đây mỗi thay đổi của con, dù lớn hay nhỏ thì người mẹ luôn cảm nhận được. Chính vì thế nếu lúc này nếu bạn có nhận ra những ảnh hưởng về sức khỏe ở trẻ thì nên quan tâm chăm sóc bé kỹ hơn, quan sát những biểu hiện của con trẻ. Bởi khi con càng phát triển, sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề về sức khỏe có thể xảy ra với bé bất cứ lúc nào. Và chỉ có mẹ là người luôn bên cạnh, lo lắng cho trẻ bằng chính tình yêu thương mới có thể nhạy bén nhận ra được.
Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi tuần 2
Bước sang tuần thứ 2, mọi việc với trẻ dường như cũng đã thành thói quen và không có nhiều thay đổi. Nhưng chắc chắn mẹ sẽ hay phải nổi cáu với những hành động và thái độ ngông nghênh của trẻ, đó là bé có thể vứt đồ đạc một cách vô tội vạ hay thường xuyên nắm giật tóc người khác mỗi lúc lại gần... Tuy nhiên bạn đừng quá tỏ ra thái độ giận dữ, vì nó hoàn toàn không giải quyết được trong trường hợp này. Và một câu nói nhẹ nhàng, để nài nỉ trẻ thì may ra. Bởi đây là phản ứng rất bình thường ở đứa trẻ 7 tháng tuổi, con sẽ không bao giờ làm theo mệnh lệnh của bố mẹ. Bé chỉ có thể hiểu được bạn nói rằng "Không", tức là bé phải dừng lại.
Ngoài việc chăm lo cho bé, các chị em đừng quên đây là lúc chúng ta phải quan tâm đến bản thân của mình nhiều hơn. Khi bé đã lớn, hãy san sẽ bớt công việc chăm sóc bé với chồng hoặc những người thân trong gia đình. Tạo thời gian nghỉ ngơi thoài mái cho chính mình, để lấy lại sức khỏe sau những ngày vất vả.
Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi tuần 3
Bây giờ nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy trong khoang miệng của bé ở hàm răng trên và cả hàm răng dưới đã có những chiếc răng bé xíu nhô lên từ nướu. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu cho sự trưởng thành của bé bước sang một giai đoạn mới. Đặc trưng là 2 chiếc răng giữa hàm dưới, và sự đáng yêu này sẽ làm tim bạn tan chảy mỗi khi bé cười tươi.
Tuy nhiên giai đoạn mọc răng sẽ khiến cho bé có nhiều biểu hiện khó chịu, thậm chí có những trường hợp nóng sốt và quấy khóc cả ngày. Con hay bị chảy nước dãi, cáu gắt và khó chịu hơn bình thường. Vì vậy vào lúc này, mẹ nên chuẩn bị sẵn một chiếc khăn lạnh để giúp bé giảm đau. Mẹ không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc giảm đau, đặc biệt là thuốc dùng để cọ xát trên nướu răng có tác dụng giảm đau tức thì. Có thể sẽ gây ra các tác dụng phụ không cần thiết cho bé, nếu cần thiết hãy đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám.
Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi tuần 4
Ở tuần thứ 4 này, bé 7 tháng tuổi đã có thể đứng vững nếu được bố mẹ giữ và trẻ cũng đã men theo bàn ghế để chập chững tập đi. Đây được xem là thời điểm thích hợp để bố mẹ bên cạnh dìu dắt cho trẻ, tập dần cho con làm quen với những bước chân chạm đất đầu tiên. Điều này sẽ giúp cho trẻ nhanh cứng cáp, và tự tin hơn khi tự bước đi sau này.
Trẻ 7 tháng tuổi cũng giao tiếp giỏi hơn, các cảm xúc đều được bé thể hiện qua cử chỉ và nét mặt. Đặc biệt khi bạn giả vờ bị đau, hay tay ôm mặt khóc thút thít... Con yêu sẽ nhẹ nhàng ra dáng dỗ dành và kéo tay bạn xuống xem bạn như thế nào. Hoặc thậm chí thấy bạn khóc, trẻ cũng có thể khóc theo. Đặc biệt trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi đã biết đòi bồng bế, và quen hơi của bố hoặc mẹ. Điều này thể hiện rõ hơn khi đang bế trẻ mà bạn lại đặt bé xuống, rời đi hay giao bé lại cho người khác. Lúc này con sẽ cố gắng bám vào bạn, lo lắng mình bị bỏ rơi và khóc thét. Cách giải quyết lúc này là nên sử dụng một vài món đồ chơi, rồi đặt bé ngồi xuống để đánh lạc sự tập trung của trẻ trước khi bố mẹ muốn rời đi. Như thế con sẽ cảm thấy thoải mái hơn, và không khó chịu trước hành động rời xa bất chợt của bạn.