Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Sau những tháng ngày chờ đợi, cũng đến lúc bố mẹ vui mừng khôn xiết khi giờ đây đã đến ngày được chào đón con yêu ra đời. Điều đặc biệt và thiêng liêng nhất của người mẹ có lẽ đều được thể hiện rõ qua tháng đầu tiên, được bồng bế trên tay thiên thần bé bỏng. Và nếu như bạn là một người mẹ hết mực yêu thương con
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
, chắc chắn trong giai đoạn này sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ rất đặc biệt đối với chúng ta.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ở tuần đầu tiên
Trong tuần đầu tiên sau khi chào đơi, bố mẹ đừng nên quá bất ngờ với diện mạo bé nhỏ của con. Hầu hết tất cả các trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi đều da bé sẽ nhăn nheo, chân tay vẫn còn cong chưa duỗi thẳng. Nguyên nhân là vì suốt khoảng thời gian trong bụng mẹ, trẻ phải nằm co tròn nên con cần có thời gian để tay chân được duỗi ra.
Những ngày đầu khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, trẻ thường hay khóc bởi vì giật mình. Do sự ấm áp và an toàn nơi tử cung mẹ giờ đây đã được thay thế bằng khoảng không gian rộng lớn. Con hoàn toàn có thể ảm nhận được điều đó, chính vì thế lúc này sự che chở và ôm ấp của người mẹ là vô cùng quan trọng đối với bé yêu.
Và cũng bắt đầu từ khoảnh khắc này, chắc hẳn rằng các chị em cũng đã dần cảm nhận được thiên chức của một người làm mẹ. Vai trò giờ đây của bạn và người bạn đời của mình, là cần phải hết lòng yêu thương và chăm sóc cho trẻ để bé cảm nhận được sự ấm áp và hạnh phúc trong tương lai.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ở tuần thứ 2
Bước sang tuần thứ 2, trông bé con nhà bạn sẽ khá hơn một chút. Tuy nhiên có lẽ đó chỉ là do bạn đã thân thuộc ánh nhìn với con, chứ trên thực tế sự thay đổi của các bé sơ sinh lúc này là chưa nhiều. Vì vậy bố mẹ đừng nên quá lo lắng khi thấy bé yêu ngủ nhiều, mắt luôn nhắm và ít cử động. Vì lúc này bé chưa thật sự quen với những vật thể, hình khối, màu sắc... xung quanh. Con chỉ có thể nhìn thấy mặt bạn khi tiếp xúc thật gần, vì tầm nhìn của trẻ lúc này vẫn còn khá mờ. Nhưng chắc chắn cảm giác nhìn ngắm cận mặt con yêu, thấy được ánh mắt ngây thơ và trìu mến sẽ cho bạn những giây phút tuyệt vời.
Đối với mẹ, bước sang tuần thứ 2 cũng có nhiều biến đổi. Vì lúc này cơ thể bạn đang tự sản sinh ra nguồn sữa non giàu dinh dưỡng. Nên sẽ cảm thấy bầu ngực căng tức, ngực sẽ bị mềm hoặc cứng, nóng ran bên trong và có thể bị sưng lên. Đây là dấu hiệu bình thường, sau một thời gian trẻ bú mẹ sẽ quen dần và thấy dễ chịu hơn.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ở tuần thứ 3
Ở tuần thứ 3 mọi thứ sẽ có tiến triển rõ ràng, tay chân của bé sẽ linh hoạt hơn; con đã làm quen dần với những thói quen như được bú hàng ngày và được mẹ ôm ấp, vỗ về. Lúc này bạn sẽ thấy con rất đáng yêu với những hành động như mút tay, miệng thì lúc nào cũng có vẻ như đang cười với ánh mắt háo hức mỗi lần được nhìn thấy gương mặt bố mẹ kê sát bắt chuyện. Nhưng bạn hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chỉ vẫn nhìn được trong phạm vi gần, nên mỗi lần chơi cùng con bạn nên cố gắng cúi mặt hoặc nằm xuống và ôm bé vào lòng.
Tuy nhiên bắt đầu từ đây chị em cũng nên hiểu rằng, sự phát triển của bé bắt đầu từ giai đoạn này sẽ gắn liền với sự mệt mỏi của người mẹ. Với các cử bú ngày càng nhiều hơn, mẹ phải vừa phục hồi sức khỏe sau khi sinh, lại phải tất bật lo lắng và chăm sóc cho trẻ mọi thứ... Điều này là nguyên nhân chính gây ra các trường hợp trầm cảm sau khi sinh hiện nay, vì vậy các bà mẹ nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho điều này. Đừng quá bắt ép mình phải làm tốt vai trò, mà hãy san sẻ điều này với chồng hoặc những người thân trong gia đình. Bạn nên ra ngoài thư giãn, mua sắm, tán gẫu cùng bạn bè... sẽ tốt hơn khi nghĩ rằng mình phải ở nhà cả ngày để chăm con.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ở tuần thứ 4
Khi trẻ được 4 tuần tuổi, là cột mốc đánh dấu con sắp bước vào giai đoạn phát triển mới. Bởi lúc này hầu hết các bé đều có những thay đổi tích cực, làn da nhăn nheo, đôi mắt hay nhắm nghiền ngày nào giờ đã dần ổn định hơn. Con sẽ cử động hoạt bát, bởi tứ chi của trẻ đã được cải thiện tốt và dần duỗi thẳng tự nhiên.
Đặc biệt bây giờ bạn hoàn toàn có thể giao tiếp với con bằng những câu hỏi đơn giản như hỏi thăm bé, hỏi bé đói chưa... Trẻ sẽ nhanh nhạy đáp lại bạn bằng những tiếng ư e nho nhỏ, trông rất đáng yêu. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thể nằm chơi một mình khá lâu, chứ không còn ngủ nhiều như trước.
Nhưng ở tuần thứ 4 này, đối với bản thân người mẹ nếu không kiểm soát có thể bạn sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm nặng nề. Bởi sự mệt mỏi càng tăng lên gập bội, với việc thức hằng đêm, không được ngủ đủ giấc... Vì thế lúc này, chị em nên biết tự chăm sóc chính mình. Cố gắng ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa, cần thiết nhất là chia sẻ vai trò làm mẹ với những người thân trong gia đình. Tranh thủ thời gian để nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe và tinh thần thật tốt.