Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi

Tuần thứ 12 là tuần cuối cùng của ba tháng mang thai đầu tiên. Ở giai đoạn thai nhi 12 tuần tuổi, hầu hết các cơ quan của thai nhi đã được hình thành đầy đủ và bắt đầu hoạt động. Một số biểu hiện cơ thể bên ngoài của người mẹ bắt đầu có những đặc điểm khác thể hiện việc đang mang bầu.

Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi

Em bé của bạn bây giờ có kích thước gần bằng một quả chanh ta, dài khoảng 6cm và nặng khoảng 22-25g. Đầu của thai nhi chiếm khoảng một nửa chiều dài từ đỉnh đầu đến mông.

Các sự phát triển khác cũng đang dần hình hành bao gồm:

  • Đầu và cổ: ở thời điểm 12 tuần, đầu của thai có kích thước bằng một nửa cơ thể và tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động.
  • Nhịp tim: bây giờ có thể nghe được nhịp tim thai bằng phương pháp quét Doppler.
  • Ngực: Phổi tiếp tục trưởng thành và bắt đầu có khả năng hít vào và thở ra nước ối.
  • Bụng: Các cơ quan nội tạng trong bụng bao gồm lá lách, ruột và gan hiện đã được hình thành.
  • Xương chậu: bắt đầu hình thành các cơ quan sinh dục của từng giới trong khung xương chậu.
  • Tay chân: Các cánh tay đang tiếp tục phát triển, bàn tay có thể hoạt động được một vài cử động, tuy nhiên chân vẫn còn ngắn.
  • Da: Hệ cơ và hệ thần kinh trên da của thai nhi đang dần hình thành.
  • Những thay đổi khác: Tuyến giáp và tuyến tụy đang bắt đầu sản xuất hormone.
vicare.vn-su-phat-trien-cua-thai-nhi-12-tuan-tuoi-body-1

Biểu hiện thường gặp của người mẹ khi thai nhi 12 tuần tuổi

Ở giai đoạn này của thai kỳ, cơ thể phụ nữ mang thai có thể tiếp tục gặp những thay đổi, bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Thay đổi nhu cầu tình dục
  • Cần đi tiểu thường xuyên
  • Mệt mỏi
  • Tiết nước bọt quá nhiều
  • Trướng bụng, đầy hơi
  • Tăng nhạy cảm về mùi vị (tang khứu giác)
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Thỉnh thoảng bị đau đầu

Trong thời gian tuần 12 của thai kỳ này, tử cung người mẹ có kích thước bằng quả bưởi lớn. Hình dáng bên ngoài chưa có những thay đổi rõ rệt ở giai đoạn này, nhưng tử cung của người mẹ đang phát triển để phù hợp với thai nhi đang lớn nhanh trong bụng. Tuy nhiên cũng có một số phụ nữ có thể bắt đầu cảm thấy quần áo hàng ngày bị chật, hoặc thậm chí cần mặc quần áo bà bầu vào khoảng tuần thứ 12.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) cao hơn trong giai đoạn mang thai. Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ nhiễm trùng, người phụ nữ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị nếu cần.

Những việc cha mẹ cần làm khi thai nhi được 12 tuần tuổi

Giai đoạn thai nhi 12 tuần tuổi là thời điểm phù hợp để bắt đầu có những điều chỉnh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và bắt đầu thực hiện một số xét nghiệm toàn diện về tình hình phát triển của thai nhi.

Từng bước làm quen với thói quen tốt

Sau đây là một số bước đơn giản bạn có thể làm để quá trình mang thai tiếp theo trở nên thoải mái hơn:

  • Tránh đứng lâu trong khoảng thời gian dài, thay vào đó hãy ngồi xuống nhiều hơn.
  • Luôn mang theo một chai nước để có thể uống luôn mỗi khi cần.
  • Nghỉ ngơi đều đặn để đi vệ sinh, ăn nhẹ hoặc thư giãn trong quá trình làm việc.
  • Không tự mình mang vác vật nặng, nên nhờ sự trợ giúp của mọi người.
  • Giảm thời gian làm việc nếu có thể để nghỉ ngơi, tránh căng thẳng quá mức.
  • Bắt đầu chuẩn bị dần các công việc cho giai đoạn sau khi sinh.
vicare.vn-su-phat-trien-cua-thai-nhi-12-tuan-tuoi-body-2

Khám thai và làm xét nghiệm sàng lọc ba tháng đầu

Siêu âm thai là phương pháp giúp bác sĩ chuyên khoa có cái nhìn tổng thể về sức khỏe của thai nhi. Máy siêu âm sử dụng sóng âm thanh sẽ cho phép nhìn thấy hình ảnh thai nhi trong bụng người mẹ và các cơ quan xung quanh.

Thời điểm từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13, là giai đoạn cần phải thực hiện lần siêu âm đầu tiên của thai kỳ (có thể cần làm 1-2 lần). Đây là thời điểm sàng lọc đã được quy định, dựa vào tuổi thai và siêu âm độ mờ da gáy (khoảng sáng sau gáy) của thai nhi, nhằm mục đích đánh giá nguy cơ các dị tật về nhiễm sắc thể của thai, ví dụ như hội chứng Down. Bác sĩ cũng yêu cầu làm thêm xét nghiệm máu để đánh giá nguy cơ bất thường. Nếu các kết quả bình thường, nghĩa là không có sự hiện diện của hội chứng Down hoặc một tình trạng bệnh tương tự. Tuy nhiên, cũng cần chẩn đoán thêm để loại trừ các rối loạn di truyền khác.

Các ông bố bà mẹ trong tương lai cần lưu ý những vấn đề của thai nhi 12 tuần tuổi vì đây là một dấu mốc quan trọng cả về thể chất người mẹ và vấn đề sức khỏe của con.

Xem thêm:

  • Thai 12 tuần nên siêu âm 2D hay 4D?
  • Cần xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy của thai kỳ?
  • 10 dấu hiệu có thai sau 2 tuần chị em phụ nữ cần chú ý