Sự phát triển của bé từ 7 đến 12 tháng tuổi như thế nào?
Sự phát triển của bé từ 7 đến 12 tháng tuổi sau sinh có thể bị xáo trộn, thời gian này giờ giấc ngủ của bé thay đổi đặc biệt bé sẽ bám dính lấy mẹ nhiều hơn. Có thể với một số người thì đây là thời gian rất thú vị, tuy nhiên một số người lại khá mệt mỏi với thời gian này. Giai đoạn bé phát triển rõ ràng nhất về chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực và thóp.
Sự phát triển của bé từ 7 đến 12 tháng tuổi như thế nào?
Sự tăng trưởng của bé từ 7 đến 12 tháng tuổi
Cân nặng và chiều cao là 2 yếu tố dễ thấy nhất trong giai đoạn này. Thông thường trong giai đoạn này thì cân nặng của bé tính trung bình khoảng 9kg và chiều cao nằm trong tầm từ 65 tới 76 cm. Nếu đem hình ảnh lúc mới sinh của bé so với bây giờ thì nhiều mẹ sẽ ngạc nhiên vì trẻ lớn rất nhanh.
Tuy nhiên nếu như bé rơi vào tình trạng sinh non thì sẽ phát triển chm hơn so với những bé sinh đủ ngày. Ngoài ra sự phát triển của bé từ 7 đến 12 tháng tuổi còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: môi trường sống, giới tính, chế độ dinh dưỡng, nguồn sữa mẹ...
>>> Xem thêm: Lợi ích tuyệt vời của sữa mẹ đối với sự phát triển của bé
Hoạt động của bé
Trong giai đoạn này bé có thể tự một mình vận động như: tự động ngồi dậy, chập chững tập đi, bò đi khắp nơi trong phòng, vươn tay lấy đồ chơi... Đặc biệt ở giai đoạn này thì trẻ rất thích giao tiếp và tìm kiếm những niềm vui, hoạt động vui mới.
Để sự phát triển của bé từ 7 đến 12 tháng tuổi tốt hơn thì bạn có thể cho bé nghe nhạc, đọc sách cho bé, tổ chức nhiều trò chơi vui nhộn cho bé tham gia... như thế sẽ kích thích sự quan sát ở bé, và bé có thể bắt chước theo rất nhanh.
Biết chủ động phản ứng
Trong giai đoạn này, trẻ biết tự phản ứng với những điều mình thích hay không thích. Ví dụ như khi bạn cho ăn mà bé lắc đầu nghĩa là bé không muốn ăn, và khi bạn nói không thì bé cũng biết và phản ứng tùy vào hành động. Đây là thời gian mà khả năng thích nghi và vận động của bé không ngừng phát triển.
Giai đoạn này bé đã tự bập bẹ tập nói, lắng nghe và quan sát những hình ảnh xung quanh của bé hơn.
Bắt đầu mọc răng
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi thì bé đã bắt đầu mọc răng, sau thời gian đó thì số răng mọc lên sẽ tương ứng với số tháng tuổi của bé trừ cho bốn. Chính vì thế các mẹ nên để ý tới sự phát triển của bé từ 7 đến 12 tháng tuổi. Một số bé sẽ có hiện tượng răng mọc chậm, nguyên nhân dẫn tới điều này có thể do trẻ bị suy dinh dưỡng, hoặc thiếu chất dinh dưỡng bổ sung. Chính vì thế trong giai đoạn này các mẹ không được lơ là đến sự phát triển của bé.
Chế độ ăn của bé hàng ngày cũng cần phải phù hợp với số răng đã mọc của bé. Lưu ý trong giai đoạn này khi mọc răng thì trẻ sẽ có cảm giác khó chịu, hay quấy khóc và có thể sốt ... chính vì thế hãy chú ý tới biểu hiện của bé để chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn cho bé.
Thay đổi thời gian ngủ ngày
Đây là khoảng thời gian bé thay đổi thời gian ngủ ban ngày của mình. Thay vì ngủ 2 giấc như trước đây, thì bây giờ bé sẽ ngủ một giấc dài hơn.
Trong giai đoạn này bé có thể ngủ giấc buổi sáng trễ hơn, nhưng đến buổi chiều bé sẽ không ngủ nữa. Hoặc có thể bé sẽ ngủ giấc buổi sáng đủ, nhưng sẽ lâu hơn vào buổi chiều. Một số bé chỉ mất vài ngày là có thể quen được với sự thay đổi, tuy nhiên một số bé thì phải mất tới vài tháng mới có thể quen được với giấc ngủ.