Sự phát triển của bé 1 tháng tuổi

Bé 1 tháng tuổi sẽ có rất nhiều thay đổi khiến bạn vừa bất ngờ, vừa hạnh phúc đó.

Sự phát triển của bé 1 tháng tuổi Sự phát triển của bé 1 tháng tuổi

Có thể nói, tháng đầu tiên sau sinh của bé là tháng có nhiều biến chuyển nhất, bạn có thể thấy bé thay đổi từng ngày, thậm chí buổi sáng thấy bé khác, buổi chiều thấy bé khác. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về quá trình thay đổi của bé trong tháng đầu tiên sau khi cất tiếng khóc chào đời nhé!

1. Sự phát triển của bé theo từng tuần trong tháng đầu tiên

  • Tuần thứ nhất:

Ở tuần đầu tiên này, bạn có thể sẽ thấy tay chân bé chưa duỗi thẳng, vẫn còn cong. Đừng quá lo lắng về vấn đề này nhé! Khi vẫn còn trong bụng mẹ, bé luôn cuộn tròn nên trong tuần đầu mới sinh ra, hiện tượng này là hoàn toàn bình thường. Cơ thể bé sẽ từ từ duỗi ra sau khi đã quen với môi trường bên ngoài. Tới tháng thứ 6, cơ thể bé sẽ thẳng hoàn toàn.

Cũng ở tuần đầu tiên, bé sẽ hay bị giật mình, thậm chí khóc to do cơ thể bé đã quen với môi trường an toàn và ấm áp trong tử cung của mẹ, tạm thời chưa quen với môi trường bên ngoài. Bạn có thể bọc bé trong 1 tấm chăn mỏng để cho bé cảm giác an toàn và dần làm quen với môi trường xung quanh.

Mắt bé sẽ có xu hướng nhìn vào lông mày, cử động môi hay đường viền tóc. Do đó, bạn đừng lo lắng khi bé không nhìn vào mắt mình, chỉ là trẻ sơ sinh sẽ quan tâm đến những vật thể có độ tương phản cao, màu đen và màu trắng, các vật thể chuyển động và sáng hơn thôi.

  • Tuần thứ hai:

Ở tuần thứ 2, nếu bạn ôm bé thật gần với khoảng cách 20 cm đến 38 cm, bé có thể nhìn rõ khuôn mặt bạn.

  • Tuần thứ ba:

Lúc này, bạn đã có thể giao tiếp với bé bằng giọng nói và cử chỉ bên cạnh cách giao tiếp duy nhất bé chọn 2 tuần trước đó là khóc. Bé 3 tuần tuổi đã có thể phân biệt các giọng nói khác nhau cũng như nhận ra giọng nói của mẹ, thậm chí đã có thể “a” khi thấy khuôn mặt mẹ. Bé vẫn dành đa số thời gian trong ngày để ngủ, nằm im hoặc khẽ ngọ nguậy. Bé sẽ rất thích được bạn bồng bế, âu yếm, vuốt ve và hôn nhẹ. Bạn cũng có thể massage nhẹ nhàng giúp bé thoải mái hơn.

  • Tuần thứ tư

Vào tuần cuối cùng của tháng đầu tiên này, bạn sẽ thấy bé rất thích bú và cần được bú sữa mẹ. Khi không có núm vú của mẹ, có thể bé sẽ mút ngón tay của mình. Trong lúc bé ngủ, bạn có thể sử dụng núm vú giả để hạn chế nguy cơ bé bị đột tử. Nếu trong lúc ngủ núm vú giả bị rơi ra, bạn không cần đặt lại vào ming bé.


vicare.vn_su-phat-trien-cua-be-1-thang-tuoi-body-1

Nên cho trẻ 1 tháng tuổi ngậm núm vú giả khi ngủ

2. Những thay đổi về thể chất của bé 1 tháng tuổi

  • Tăng trưởng

Bé 1 tháng tuổi sẽ tăng cân rất ít, khoảng 14 đến 28 gram 1 ngày. Bạn cần kiểm tra sự tăng cân ở trẻ, có thể lập biểu đồ tăng trưởng để theo dõi cũng như đảm bảo bé phát triển với tốc độ ổn định, vừa phải

  • Kỹ năng vận động

Bé 1 tháng tuổi sẽ có một số kỹ năng vận động cơ bản như: mút, nắm chặt tay khi đặt ngón tay trong lòng bàn tay bé... Để luyện tập cơ cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, bạn có thể di chuyển đôi chân trẻ theo động tác di chuyển khi đạp xe, thực hiện trong vài phút, sẽ rất tốt cho những vận động sau này của bé như: bò, đi...

  • Ngủ

Bé sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ (từ 15 đến 16 tiếng 1 ngày). Lúc này, bé sẽ chưa quen với những thay đổi thời gian ngày – đêm của môi trường bên ngoài. Bạn cần tạo phản xạ này cho bé bằng cách giữ yên lặng vào ban đêm, các hoạt động đều làm vào ban ngày.

  • Các giác quan

Vị giác của trẻ chưa đủ trưởng thành nên sẽ không phân biệt được vị chua, vị cay, vị đắng. Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi sẽ thích vị ngọt.

Khứu giác đã có ý thức phát triển, giúp trẻ nhận biết hương thơm của núm vú cũng như mùi sữa mẹ

Thị giác bé 1 tháng tuổi chưa phát triển, chỉ nhìn được những vật ở gần.

  • Cách thức giao tiếp

Cách thức giao tiếp gần như duy nhất của trẻ 1 tháng tuổi là khóc. Dần dần, bạn sẽ nhận biết được khi bé khóc là bé đang đói, bé mệt, bé buồn ngủ...

  • Ăn

Bé sơ sinh 1 tháng tuổi cần bú sữa mẹ 2 – 3 giờ/lần và 8 đến 12 lần/ngày.

vicare.vn_su-phat-trien-cua-be-1-thang-tuoi-body-2

Trẻ 1 tháng tuổi cần được bú sữa mẹ

Thiết nghĩ, bạn nên chụp ảnh hoặc viết nhật ký để ghi lại những khoảnh khắc của bé yêu từ khi cất tiếng khóc chào đời, trong đó có những thay đổi trong tháng đầu tiên này nhé.

>>> Xem thêm: Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng tuổi