Sự nguy hiểm của bệnh trầm cảm sau sinh: 10 dấu hiệu nhận biết

Theo thống kê của Hội Tâm thần học Mỹ, 8-15% sản phụ cho biết đã trải qua bệnh trầm cảm sau sinh. Nhận biết dấu hiệu và đưa ra phương pháp điều trị bệnh trầm cảm sau sinh ở sản phụ nữlà điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe người mẹ, trẻ sơ sinh và những người thân trong gia đình.

Sự nguy hiểm của bệnh trầm cảm sau sinh: 10 dấu hiệu nhận biết Sự nguy hiểm của bệnh trầm cảm sau sinh: 10 dấu hiệu nhận biết

Theo thống kê của Hội Tâm thần học Mỹ, 8-15% sản phụ cho biết đã trải qua bệnh trầm cảm sau sinh. Nhận biết dấu hiệu và đưa ra phương pháp điều trị bệnh trầm ở sản phụ sau sinh là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe người mẹ, trẻ sơ sinh và những người thân trong gia đình.

Ảnh hưởng của bệnh trầm cảm sau sinh đến sức khỏe

Bệnh trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và những người xung quanh:

Với người mẹ

Có thể người mẹ sẽ bị sụt cân và suy dinh dưỡng (thể chất). Về tinh thần: suy nhược thần kinh, hành vi nguy hiểm, hoang tưởng,.

Ảnh hưởng đến người thân

  • Trường hợp nhẹ: Chồng và con sẽ không được chăm sóc tốt. Gia đình cũng không được vui vẻ.
  • Trường hợp nặng: Người bị trầm cảm sau sinh thường có ý nghĩ hay hành vi tự tử (41.2%). Một số người bị rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách để trả thù hoặc đối phó. Có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma quỷ nhập nên phải tìm cách trừ tà, như vậy rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Ngay cả những người thân khác trong gia đình, có khi bà mẹ mang dao đâm người thân chỉ vì hoang tưởng là bị hại.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh hình thành từ những yếu tố về sinh lý, tâm lý của người mẹ:

  • Thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh, việc giảm đột ngột progestrogen và estrogen góp phần gây nên. Hormones tuyến giáp bị giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
  • Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn tới tình trạng mệt mỏi và dễ bị thay đổi cảm xúc.
  • Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính và thiếu sự giúp đỡ của người thân.
  • Khó khăn trong chăm sóc trẻ. Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ và lo lắng về khả năng chăm sóc trẻ. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và dần mất kiểm soát cuộc sống bản thân.
  • Yếu tố di truyền trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, cha) thì nguy cơ bệnh cao.

Những đối tượng dễ bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh

Nếu nằm trong những đối tượng dưới đây, bà mẹ có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm sau sinh:

  • Có tiền sử mắc bệnh trầm cảm sau sinh, có nguy cơ gây ra trầm cảm lên tới 50%. Tiền sử mắc trầm cảm ngoài thai kỳ, nguy cơ gây ra trầm cảm sau sinh 25%. Ngừng dùng thuốc chống trầm cảm lúc mang thai.
  • Tuổi dưới 18.
  • Những sự kiện gây căng thẳng trong thời gian trước: hiếm muộn, bệnh tật, thất nghiệp.
  • Thiếu sự giúp đỡ và đồng cảm chia sẻ của người thân, đặc biệt là ở người chồng.
  • Mâu thuẫn vợ chồng và mâu thuẫn với mẹ chồng.
  • Thai kỳ không như mong muốn.
  • Biến chứng thai kỳ: sẩy thai, thai lưu.
  • Trầm cảm dễ xảy ra ở người con so, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở con rạ.
vicare.vn-nguyen-nhan-va-su-nguy-hiem-cua-benh-tram-cam-sau-sinh-body-1
Cảm giác cô độc, thiếu vắng sự quan tâm của người thân có thể khiến người mẹ dễ mắc bệnh trầm cảm sau sinh.

10 dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm sau sinh

Nếu nhận thấy những dấu hiệu này, người mẹ có thể đã mắc bệnh trầm cảm sau sinh:

  • Cảm xúc hay thay đổi và dễ bùng nổ
  • Cảm thấy buồn bã cả ngày.
  • 1 cảm giác khó thở như bị đè chặt
  • Lo lắng quá mức với những biểu hiện bất an, bồn chồn.
  • Thu rút và từ chối các cuộc giao tiếp xã hội.
  • Giảm trí nhớ, kém tập trung.
  • Khóc nức nở (với các lý do nhỏ nhặt)
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Chán ăn.
  • 1 cảm giác kiệt sức, mất năng lượng.

Lưu ý nếu các sản phụ có hành vi ngược đãi hay xâm hại trẻ hoặc có thể nghiêm trọng hơn là có 1 ý tưởng “sát nhi”, ý tưởng tự sát cả mẹ lẫn con thì là một cấp cứu về tâm thần và cần can thiệp y khoa khẩn cấp.

Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh

Việc điều trị bệnh trầm cảm sau sinh cần có sự hỗ trợ từ phía người thân, hỗ trợ y tế và nhận thức của chính người bệnh cũng rất quan trọng.

Hỗ trợ từ người thân

Bạn bè và gia đình chắc chắn rằng người mẹ bị trầm cảm đang được các bác sĩ chỉ định điều trị. Nếu đơn thuốc không thích hợp thì cần phải động viên bệnh nhân trở lại bác sĩ đồng thời yêu cầu thay đổi đơn thuốc.

Gia đình cần hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và sự giúp đỡ của họ có thể sẽ giúp cho người mẹ phục hồi nhanh chóng.

Khi người bệnh không được khỏe thì hãy để người bệnh nghỉ ngơi nhiều hơn, còn khi khỏe thì để họ làm bất cứ việc gì mà họ thích.

Lưu ý trầm cảm không phải là 1 dấu hiệu của bệnh. Thường thì 1 người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc, do vậy cần cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có một người mà họ có thể tin tưởng ở bên cạnh.

vicare.vn-nguyen-nhan-va-su-nguy-hiem-cua-benh-tram-cam-sau-sinh-body-2
Gia đình cần đồng hành, động viên người mẹ vượt qua bệnh trầm cảm sau sinh.

Điều trị trầm cảm sau sinh bằng thuốc

Khi người mẹ nghĩ rằng mình bị trầm cảm sau sinh thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu như không thể được thì mời bác sĩ đến nhà.

Cố gắng báo với bác sĩ về tất cả những triệu chứng gây ra khó chịu, điều này sẽ giúp cho bác sĩ chẩn đoán chính xác về bệnh hơn. Thuốc được kê toa thông thường hoặc thuốc an thần hay thuốc chống trầm cảm. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng thuốc an thần không có hiệu quả và quay trở lại bác sĩ yêu cầu đổi thuốc. Với thuốc chống trầm cảm thì người bệnh sẽ có cảm giác khô miệng và buồn ngủ.

Nếu dùng thuốc làm người bệnh cảm thấy khó chịu thì nên đến bác sĩ đổi thuốc, nếu bạn dùng thuốc trong một vài tuần mà không hiệu quả thì cũng nên đến bác sĩ thay đổi thuốc khác mạnh hơn hoặc là tăng liều.

Nếu thuốc thích hợp với bạn thì đừng nên rút ngắn thời gian chữa trị bởi vì trầm cảm cần thời gian điều trị kéo dài để có thể được phục hồi hoàn toàn. Nếu sau khi ngưng thuốc mà các triệu chứng bị tái phát thì đừng nên thất vọng mà nên đến các bác sĩ tư vấn thêm. Thông thường bác sĩ tiếp tục chữa trị với thuốc trước đó. Sau đó nếu có hiệu quả thì sẽ giảm liều dần, và điều này giúp dự phòng được việc tái phát.

Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng là cần phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, vitamin B6 hay vitamin tổng hợp nên được dùng.

Tư vấn từ chuyên gia

Chuyên gia tư vấn có thể sẽ giúp ích chữa trầm cảm. Nếu trầm cảm nhẹ thì việc tư vấn đơn thuần có thể giúp cho người bệnh vượt qua được. Nếu trầm cảm nặng có điều trị thuốc thì việc tư vấn cũng có thể giúp ích cho bệnh nhân. Tư vấn có thể mỗi tuần một lần hoặc hơn.

Vai trò của bản thân

Điều quan trọng nhất là bạn cần phải tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, bạn nên kiên nhẫn và nhận thức rằng sự phục hồi sẽ đến sớm. Bạn nên biết đau và nhức thường sẽ xuất hiện khá nhiều ở phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau sinh, và đó không phải là dấu hiệu của 1 bệnh nghiêm trọng. Nhiều phụ nữ nghĩ đau ngực do bệnh tim, rằng nhức đầu do u não, vì vậy nó làm cho bệnh trầm cảm trở nên nặng nề hơn. Hãy thư giãn và quên đi cảm giác đau đớn thì căn bệnh trầm cảm sẽ dần dần tan biến.

Hãy nghỉ ngơi nhiều bởi vì sự mệt mỏi sẽ làm bệnh trầm trọng hơn. Tránh thức khuya , cần ăn uống đầy đủ vì nếu hạ đường huyết cũng sẽ làm bệnh nặng nề hơn. Nên ăn nhiều các loại trái cây và rau quả khi bạn cảm thấy đói. Đừng ép bản thân làm các điều mình không thích hoặc là những điều gây khó chịu.

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần của sản phụ và những người thân. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh trầm cảm sau sinh, cần tầm soát những trường hợp trầm cảm trong thời kỳ mang thai và những trường hợp có tiền sử liên quan đến bệnh trầm cảm trước đó. Ngoài ra, cần tăng cường giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho mẹ trước và sau khi sinh để mẹ và con cùng khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc.

Xem thêm:

  • Trầm cảm sau sinh có thật sự dễ dàng chia sẻ không?
  • Mẹ đã biết cách phòng tránh trầm cảm sau sinh cho mình chưa?