Sự khác nhau giữa dậy thì sớm và dậy thì muộn

Hiện nay do những thay đổi trong môi trường sống hàng ngày mà ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở con trai và con gái. Những tác nhân môi trường trong cuộc sống hàng ngày có thể làm cho việc dậy thì đến sớm hoặc muộn.

Sự khác nhau giữa dậy thì sớm và dậy thì muộn Sự khác nhau giữa dậy thì sớm và dậy thì muộn

Nhằm cung cấp những thông tin về việc dậy thì, bài viết dưới đây Vicare sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề dậy thì sớm hay muộn ở cả nữ và nam.

1. Thế nào là dậy thì?

Dậy thì là giai đoạn phát triển quan trọng và có tính chất đột biến của cơ thể con người. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất khi cơ thể bắt đầu dậy thì đó là sự phát triển của bộ phận sinh dục.

Độ tuổi dậy thì trung bình từ 12 đến 17 tuổi ở nam, 10 đến 15 tuổi ở nữ. Tuy vậy, quá trình này không diễn ra giống nhau ở mỗi người, một số người có thể dậy thì sớm hơn hoặc có thể dậy thì muộn hơn độ tuổi trung bình.

2. Dậy thì sớm là như thế nào?

Dậy thì sớm ở bé gái thường xuất hiện trước 8 tuổi và ở bé trai là trước 10 tuổi.

Khi dậy thì sớm ở bé trai, thường có những biểu hiện như tinh hoàn phát triển về kích thước, mọc lông mu và lông nách, bộ phận sinh dục ngoài tăng kích thước. Ở bé gái mọc lông mu sớm, ngực phát triển và bộ phận sinh dục ngoài phát triển, sẽ xuất hiện kinh nguyệt sớm.
vicare.vn-su-khac-nhau-giua-day-thi-som-va-day-thi-muon-body-1

3. Dậy thì muộn là như thế nào?

Dậy thì muộn là khi bé gái thường trên 13 đến 14 tuổi và bé trai trên 15 đến 16 tuổi chưa thấy xuất hiện những dấu hiệu của dậy thì.

4. Nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm và muộn:

Có rất nhiều nguyên nhân phức tạp dẫn đến việc dậy thì sớm ở bé gái và bé trai. Đó có thể là do di truyền, bất thường hoặc có thể bị tổn thương ở vùng não (vùng dưới đồi, tuyến yên), tuyến sinh dục (như buồng trứng, tinh hoàn) hay cũng có thể do chế độ ăn uống, sử dụng những thuốc có chất nội tiết...

Bên cạnh đó, môi trường sống và xã hội cũng gây ảnh hưởng đến dậy thì sớm hay muộn. Ví dụ như, trẻ sống ở thành thị thường dậy thì sớm hơn trẻ sống ở vùng nông thôn, hoặc so với ngày xưa thì ngày nay trẻ dậy thì sớm hơn.


* Nguyên nhân dậy thì sớm:

Nguyên nhân gây dậy thì sớm ở bé trai là do nguyên ở vùng trung ương, từ vùng hạ đồi. Là do trong gia đình, có bố hoặc ông có tiền sử về dậy thì sớm, hay những trẻ được xin làm con nuôi cũng sẽ xuất hiện dậy thì sớm.

Ngoài ra, nguyên nhân khiến dậy thì sớm còn có thể là do ở ngoại vi như: u vùng tuyến thượng thận, u buồng trứng, hoặc sử dụng corticoit kéo dài,...

Không chỉ những nguyên nhân do cơ thể mà có những nguyên nhân như trẻ bị béo phì do chế độ ăn uống quá nhiều đạm mỡ hoặc ăn phải thịt có chứa nhiều chất kích thích. Trẻ bị nhiễm 1 số chất như Bisphénol A thường có trong nhựa dùng làm núm vú, bình nhựa cho trẻ em. Thêm vào đó, chất Ptalates có trong các hộp nhựa, chai nhựa và túi nhựa đựng thức ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ dậy thì sớm.


* Nguyên nhân dậy thì muộn:

Nguyên nhân dậy thì muộn có thể do di truyền từ thế hệ trước. Ngoài ra chế độ ăn uống không hợp lý như: suy dinh dưỡng, trầm cảm, rối loạn nhận thức ở trẻ (như bé gái sợ béo)... hoặc có những bệnh mãn tính như: tiểu đường, suyễn, bệnh ở thận...

Trường hợp trẻ có vấn đề ở tuyến yên hoặc tuyến giáp cũng là nguyên nhân dẫn đến dậy thì muộn vì đây là những tuyển sản xuất hormone quan trọng giúp tăng trưởng ở cơ thể con người.

Một số trẻ dậy thì muộn do rối loạn nhiễm sắc thể như: hội chứng Turner ở trẻ gái và hội chứng Klinefelter xuất hiện ở trẻ nam.

5. Ảnh hưởng:

Việc dậy thì sớm hay muộn đều có thể ảnh hưởng đến những vấn đề sức khỏe ở trẻ.

- Dậy thì sớm có thể làm cho trẻ có nguy cơ ngừng tăng trưởng. Hậu quả là trẻ sẽ lùn khi ở tuổi trường thành.

* Ảnh hưởng ở dậy thì muộn

Việc dậy thì muộn thường không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, nhưng nó lại dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý của con người. Trẻ thường sẽ cảm thấy mặc cảm, tự ti khi thấy mình khác với các bạn đồng trang lứa. Một số trẻ còn hoang mang sợ rằng mình sinh ra không bình thường, nặng hơn có thể dẫn đến trầm cảm.

vicare.vn-su-khac-nhau-giua-day-thi-som-va-day-thi-muon-body-2

Dậy thì sớm hoặc muộn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

* Ảnh hưởng ở dậy thì sớm

Dậy thì sớm dễ gây cho trẻ rơi vào trạng thái bị sốc, trầm cảm hoặc tự kỉ. Trẻ sẽ có những bất ổn về tâm trạng như: dễ cáu gắt, thích thể hiện cái tôi bản thân, dễ mắc sai lầm, đua đòi theo những việc làm xấu, hơn thế nữa có như cầu về tình dục theo bản năng chứ chưa có những nhận thức được nên dễ bị mắc sai lầm và bị kẻ xấu lợi dụng.

Khi dậy thì sớm, trẻ sẽ ngừng phát triển, có cơ thể nhỏ hoặc lùn vì đầu xươn sớm đóng kín khi quá trình dậy thì kết thúc.

Dù dậy thì sớm hay muộn thì các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý để có những phương pháp, chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ có thể phát triển bình thường về thể chất cũng như tâm sinh lý.