Sự khác biệt giữa trẻ được ngủ trưa và không ngủ trưa khác nhau như thế nào?

Giấc ngủ trưa của trẻ được xem như là khoảng thời gian để nạp năng lượng cho các hoạt động của buổi chiều. Vậy sự khác biệt giữa trẻ được ngủ trưa và không ngủ trưa khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh biết được sự khác biệt giữa trẻ được ngủ trưa và không được ngủ trưa là như thế nào? Từ đó có sự điều chỉnh hợp lý phù hợp với thể trạng và sức khỏe của trẻ.

Sự khác biệt giữa trẻ được ngủ trưa và không ngủ trưa khác nhau như thế nào? Sự khác biệt giữa trẻ được ngủ trưa và không ngủ trưa khác nhau như thế nào?

Trẻ được ngủ trưa và không ngủ trưa khác nhau như thế nào?

Ngủ trưa là điều vô cùng cần thiết và quan trọng đối với không chỉ người lớn mà còn với cả trẻ nhỏ, giấc ngủ trưa được xem như là khoảng thời gian để nạp năng lượng cho những hoạt động vào buổi chiều. Nếu không được ngủ trưa thì buổi chiều chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi và uể oải và đối với trẻ nhỏ cũng vậy.

Tuy nhiên, có khá nhiều bậc phụ huynh lại không cho trẻ ngủ trưa vì sợ rằng cho trẻ ngủ trưa thì buổi tối con sẽ không buồn ngủ mà thích chơi đùa và đi ngủ muộn, thời gian ngủ ít đi.

Bên cạnh đó, cũng có không ít phụ huynh lại đồng ý với việc cho trẻ đi ngủ trưa và thậm chí còn yêu cầu trẻ phải ngủ trưa đủ giấc.

Và trên thực tế, theo nghiên cứu của một số chuyên gia sức khỏe nhi khoa của Hoa Kỳ đã khảo sát cho thấy ranh giới giữa một đứa trẻ được ngủ trưa và không ngủ trưa là rất lớn.

Trẻ có thói quen ngủ trưa phát triển khỏe mạnh hơn những trẻ không có thói quen này

Giờ nghỉ trưa của trẻ được xem như khoảng thời gian để nạp năng lượng cho buổi chiều. Sau khi trẻ trải qua buổi sáng với những hoạt động thì thời gian ngủ trưa sẽ cho phép trẻ thư giãn và nghỉ ngơi.

Theo báo cáo nghiên cứu, trẻ ngủ ngon trong giờ nghỉ trưa có hệ thống tim mạch khỏe mạnh hơn. Còn trẻ không được ngủ trưa thường không có đủ năng lượng vào buổi chiều làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ.

Trẻ được ngủ trưa đầy đủ rèn luyện trí nhớ tốt hơn

Các nhà khoa học về nhi khoa đã có một cuộc khảo sát được thực hiện với hàng trẻ em với nội dung xoay quanh mối liên hệ giữa giấc ngủ trưa và trí nhớ.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ được ngủ trưa đầy đủ có trí nhớ mạnh và tốt hơn so với những đứa trẻ không được ngủ trưa.

Như vậy, chúng ta có thể thấy giấc ngủ trưa là vô cùng quan trọng đối với trẻ, vừa giúp trẻ thư giãn, nghỉ ngơi và “nạp năng lượng” cho những hoạt động của buổi chiều vừa giúp cho hoạt động tim mạch và não bộ của trẻ được tốt hơn.

Vì thế, các bậc cha mẹ hãy duy trì cho trẻ thói quen ngủ trưa để giúp trẻ phát triển tốt hơn về thể chất lẫn tinh thần.

vicare.vn-su-khac-biet-giua-tre-duoc-ngu-trua-va-khong-ngu-trua-khac-nhau-nhu-nao-body-1

Vậy làm thế nào để trẻ có thói quen ngủ trưa đúng giờ, đủ giấc?

Để trẻ có thói quen ngủ trưa đúng giờ và đủ giấc thì các bậc cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

  • Giả vờ buồn ngủ trước mặt con vào buổi trưa: các bậc cha mẹ hãy cùng với trẻ lên giường vào giờ nghỉ trưa và có thể giả vờ buồn ngủ hoặc giả vờ ngáp, sau đó nằm lên giường và gối đầu thoải mái trước mặt trẻ. Điều này sẽ kích thích trẻ muốn ngủ trưa và sau đó trẻ sẽ hình thành thói quen ngủ trưa.
  • Đánh thức trẻ dậy vào đúng thời điểm và theo từng độ tuổi thích hợp: Trẻ ở những độ tuổi khác nhau thì sẽ có thời gian ngủ trưa khác nhau. Trẻ sơ sinh sẽ có thời gian ngủ nhiều hơn nên không nên đánh thức trẻ, trẻ 1-2 tuổi cho trẻ ngủ trưa thoải mái, dậy bất kỳ lúc nào, còn trẻ từ 2 - 3 tuổi thì nên cho trẻ ngủ trưa trong khoảng 2 giờ, trẻ 3-6 tuổi ngủ trưa khoảng 1,5 giờ, trẻ sau 6 tuổi giờ ngủ khoảng 30 phút.
  • Cho trẻ nghe nhạc giao hưởng hoặc đọc truyện cho trẻ: Nếu trẻ khó ngủ trưa thì các bậc cha mẹ có thể cho trẻ nghe nhạc giao hưởng hoặc đọc truyện cho trẻ nghe thì trẻ sẽ dễ chìm vào giấc ngủ.
vicare.vn-su-khac-biet-giua-tre-duoc-ngu-trua-va-khong-ngu-trua-khac-nhau-nhu-nao-body-2
Cho trẻ nghe nhạc giao hưởng hoặc đọc truyện cho trẻ

Trên đây là những thông tin về sự khác biệt giữa trẻ được ngủ trưa và không ngủ trưa. Thông qua những thông tin này hi vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ biết được sự khác biệt giữa trẻ được ngủ trưa và không ngủ trưa khác nhau như thế nào, từ đó giúp trẻ được ngủ trưa đúng giờ và đủ giấc để trẻ phát triển toàn diện.

Xem thêm:

  • Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thuốc hạ sốt?
  • Trẻ đi tiểu lắt nhắt trong ngày có bị suy thận không?
  • Có nên tắm lá vối cho trẻ để trị hăm da, mẩn ngứa hay không?