Sử dụng hormone tăng trưởng chiều cao như thế nào cho an toàn và hiệu quả?

Tiêm hormone tăng trưởng chiều cao như thế nào cho an toàn, hiệu quả là chủ đề xuyên suốt, được GS.TS. Dong Kyu Jin – Chủ tịch Hiệp hội các Bệnh di truyền liên quan đến chuyển hóa Hàn Quốc và bác sĩ Vũ Chí Dũng – Trưởng khoa Nội tiết Di truyền Chuyển hóa (Bệnh viện Nhi Trung ương) chia sẻ tại hội thảo: “Sử dụng hormone tăng trưởng chiều cao cho trẻ”, được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội). Rất nhiều chuyên gia tới từ các bệnh viện lớn ở khu vực phía Bắc đã tham dự hội thảo, để

Sử dụng hormone tăng trưởng chiều cao như thế nào cho an toàn và hiệu quả? Sử dụng hormone tăng trưởng chiều cao như thế nào cho an toàn và hiệu quả?

cập nhật những kiến thức về vấn đề còn tương đối mới này tại Việt Nam này.

Hormone tăng trưởng là gì?

Hormone tăng trưởng có tên là Growth hormone (gọi tắt là hormone GH), còn được gọi là somatotropic hormone (SH) hoặc somatotropin. Hormone này do thùy trước tuyến yên tiết ra. Hormone tăng trưởng GH ảnh hưởng đến hầu như toàn bộ các mô bào trong cơ thể người, GH kích thích tăng trưởng của tế bào cả về kích thước và quá trình phân bào, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trao đổi chất như: tăng tổng hợp protein tế bào, tăng phân giải mô mỡ để giải phóng năng lượng, giảm sử dụng glucose, GH còn tác động gián tiếp đến mô sụn và xương. Quá trình sản xuất hormone tăng trưởng GH được cơ thể tự điều hòa theo nhịp sinh học, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cơ thể.

Điều trị thiếu hormone tăng trưởng

Các loại thuốc chứa hormone tăng trưởng là các chế phẩm tổng hợp bằng công nghệ sinh học, tái tổ hợp gen người (hGH: human Growth Hormone), hGH được dùng trong một số bệnh lý nhất định, trong đó có thể hỗ trợ tăng chiều cao, sử dụng cho trẻ em ở độ tuổi đang lớn có chiều cao khiêm tốn do thiếu GH (phải xác định chắc chắn có nồng độ GH trong máu thấp bằng xét nghiệm).

Điều trị thiếu hormone tăng trưởng bằng tiêm hGH cho trẻ có chiều cao khiêm tốn (do thiếu hormone GH) nếu không mắc bệnh tuyến giáp và có chế độ ăn đầy đủ thì chiều cao của trẻ sẽ cải thiện. Với trẻ có chiều cao khiêm tốn nhưng lại không do nguyên nhân thiếu hormone tăng trưởng GH thì việc sử dụng hGH có thể không mang lại hiệu quả.

còi xương

Tiêm hormone tăng trưởng chiều cao để cải thiện vóc dáng

GS.TS. Dong Kyu Jin là giám đốc Trung tâm Sức khỏe trẻ em và trẻ vị thành niên - Đại học Y Sungkyunkwan - Bệnh viện Samsung. Đồng thời, ông là Chủ tịch Hiệp hội các bệnh di truyền liên quan đến chuyển hóa ở Hàn Quốc.

Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu sử dụng hormone tăng trưởng chiều cao, GS. Dong Kyu Jin đã điều trị cho rất nhiều trường hợp thiếu hormone tăng trưởng thành công. Bệnh nhân đã đạt được chiều cao tốt khi trưởng thành (thay vì nhiều cao thấp hơn nhiều nếu không được tiêm hormone tăng trưởng chiều cao). Hormone tăng trưởng có tác dụng giúp trẻ phát triển xương, tăng cơ, giảm mô mỡ, tăng cường đáp ứng miễn dịch của cơ thể... giúp cải thiện vóc dáng.

Bệnh nhân được bắt đầu điều trị thiếu hormone tăng trưởng sau khi đủ 2 tuổi và kết thúc khi tuổi xương đã được 14 – 15 tuổi (đối với trẻ gái) hoặc 15 – 16 tuổi (đối với trẻ trai) hoặc có thể ngừng sớm hơn khi tốc độ tăng trưởng của trẻ đạt được ít hơn 2cm/năm. Tuy nhiên, người bệnh phải được theo dõi chặt chẽ trong 3 – 6 tháng để theo dõi đáp ứng điều trị đồng thời phát hiện sớm các tác dụng phụ ngắn hạn có thể gặp phải. Theo GS. Jin, thiếu hụt hormone tăng trưởng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: thiếu hụt hormone tuyến yên (nguyên nhân thường gặp nhất), đột biến gen, do tổn thương não, ảnh hưởng điều trị ung thư hoặc nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.

Theo GS. Jin nhận định, tiêm hormone tăng trưởng chiều cao không phải là vấn đề của riêng lĩnh vực nội tiết chuyên sâu, mà còn liên quan rất mật thiết đến kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và phân tích di truyền trong suốt quá trình chẩn đoán và điều trị hormone. Vì vậy, các nghiên cứu về vấn đề tăng trưởng đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu. Muốn nâng cao tầm vóc thể lực thì cần các giải pháp đồng bộ về y khoa, dinh dưỡng, vận động thì mới đạt được những cải thiện như mong muốn. Vì thế, GS. Jin đã hợp tác với Vinmec trong lĩnh vực này sau khi ông được biết hệ thống y tế Vinmec sẽ đầu tư mạnh trong lĩnh vực y học tái tạo và công nghệ gen.

vicare.vn-su-dung-hormone-tang-truong-chieu-cao-nhu-nao-cho-toan-va-hieu-qua
GS.TS. Dong Kyu Jin chia sẻ kinh nghiệm điều trị bằng tiêm hormone tăng trưởng tại hội thảo.

Hiện trạng điều trị thiếu hormone tăng trưởng tại Việt Nam

Sử dụng hormone tăng trưởng chiều cao là vấn đề còn tương đối mới đối với nhiều bệnh viện tại Việt Nam cũng như đối với các bậc phụ huynh có con kém phát triển chiều cao. Từ năm 2003 - 2005, Bệnh viện Nhi Trung ương đã bắt đầu điều trị cho những trường hợp thiếu hormone tăng trưởng đầu tiên. Tuy nhiên, do đặc thù thuốc phải dùng trong thời gian lâu dài, không được bảo hiểm y tế chi trả nên chưa có nhiều bệnh nhân tham gia điều trị thiếu hormone tăng trưởng. Trong những năm trở lại đây, số bệnh nhân được can thiệp đã tăng lên đáng kể.

Theo BS. Vũ Chí Dũng - Trưởng khoa Nội tiết di truyền chuyển hóa - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: hiện nay tại Việt Nam đã thực hiện điều trị hormone tăng trưởng đối với các bệnh như: thiếu hormone tăng trưởng đơn thuần, suy thận mạn, hội chứng Turner, trẻ nhỏ hơn so với tuổi thai và không đuổi kịp tăng trưởng lúc 4 tuổi hoặc muộn hơn, chậm phát triển chiều cao (do đột biến gen SHOX trên nhiễm sắc thể X)... áp dụng với trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên.

BS Vũ Chí Dũng còn cho biết thêm: trong thời gian gần đây, các bậc phụ huynh có con được chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị rất quyết tâm chữa trị cho con. Có khoảng 1⁄2 số trẻ phát hiện bệnh được điều trị. Nhiều cháu bé chậm tăng trưởng đến bệnh viện khi đã qua giai đoạn vàng nên kết quả điều trị chưa thực sự được như mong muốn, do đó các bậc cha mẹ khi thấy con em mình có các biểu hiện như sau thì nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết nhi để thăm khám sớm:

  • Tốc độ tăng trưởng của trẻ khá chậm, dưới 4cm/năm.
  • Tăng lớp mỡ ở dưới da bụng, má tròn bầu bĩnh.
  • Bé trai có dương vật nhỏ
  • Thể trạng nhi tính (trẻ có tầm vóc, khuôn mặt đều thấp hơn so với trẻ cùng độ tuổi)

Xem thêm :

  • 5 cách cân bằng hormones tự nhiên và khỏe mạnh hơn
  • Hormone là gì và có chức năng như thế nào đối với cơ thể?
  • Ý nghĩa biểu đồ tăng trưởng của trẻ