Sự đau khổ có thể khiến bạn trở bệnh

Nghiên cứu mới cho rằng đau khổ kéo dài có thể khiến một người trở bệnh. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu của Đại học Concordia đã phân tích chi tiết mối quan hệ giữa thất bại, đau khổ và chất lượng cuộc sống. “Nỗi đau dai dẳng có thể dẫn đến cảm giác tức giận bao trùm và thái độ thù địch mà đủ mạnh, những cảm xúc ấy có thể tác động đến sức khỏe của con người”, nhà t...

Sự đau khổ có thể khiến bạn trở bệnh Sự đau khổ có thể khiến bạn trở bệnh

Nghiên cứu mới cho rằng đau khổ kéo dài có thể khiến một người trở bệnh. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu của Đại học Concordia đã phân tích chi tiết mối quan hệ giữa thất bại, đau khổ và chất lượng cuộc sống.

“Nỗi đau dai dẳng có thể dẫn đến cảm giác tức giận bao trùm và thái độ thù địch mà đủ mạnh, những cảm xúc ấy có thể tác động đến sức khỏe của con người”, nhà tâm lý học, tiến sĩ Carsten Wrosch cho biết.

Trong nghiên cứu của mình, Wrosch xem xét vì sao một số người tránh đau buồn ở những giai đoạn khác nhau trong đời và tại sao những người khác lại không như vậy.

Hơn 15 năm nay, Wrosch đã khám phá ra những cảm xúc tiêu cực, ví dụ như nuối tiếc hoặc đau buồn, đã ảnh hưởng đến con người như thế nào. Gần đây nhất, ông đã tập trung nghiên cứu vào những tác động của sự đau khổ.

Wrosch và đồng tác giả Jesse Renaud - một học viên tiến sĩ, chọn thất bại là một trong những nguyên nhân thường xuyên nhất gây nên nỗi đau. Cảm giác tức giận và trách cứ thường đi cùng với sự đau khổ.

Thất bại là nguyên nhân thường xuyên gây nên nỗi đau Thất bại là nguyên nhân thường xuyên gây nên nỗi đau

Không giống như tiếc nuối, cái cảm giác tự trách bản thân và “giá như, ước gì, thì đã”, khi tức giận người ta gay gắt chỉ tay khắp nơi – đổ lỗi thất bại cho những nguyên nhân bên ngoài.

Wrosch nói: “Khi bị che giấu trong một thời gian dài, nỗi đau có thể dự báo tình trạng rối loạn sinh học (sự suy giảm thể chất có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, phản ứng của cơ thể hoặc cơ quan chức năng) và bệnh tật”.

Một chuyên gia từng đề xuất rằng sự đau khổ nên được nhìn nhận như một bệnh tâm thần. Chuyên gia tâm thần học người Đức, tiến sĩ Michael Linden biện luận rằng đau khổ thực ra là một rối loạn y học và nên được phân vào chứng khủng hoảng cảm xúc (rối loạn cay đắng hậu sang chấn - PTED).

Ông ước lượng rằng khoảng 1-2% dân số gặp khủng hoảng cảm xúc và bằng việc đặt cho nó một cái tên phù hợp, những người mắc PTED sẽ nhận được sự tập trung điều trị mà họ đáng được nhận.

Trong khi các chuyên gia vẫn tiếp tục xem xét những quan điểm này, Wrosch và Renaud cho biết chúng ta có thể tránh được sự đau khổ.

Họ cho rằng nếu những người từng trải qua thất bại có thể tìm ra những cách khác để hoàn thành mục tiêu, họ có thể tránh được đau khổ.

Đừng quá đau buồn khi thất bại, vẫn còn quá nhiều con đường dẫn đến thành công mà bạn chưa thử bước tới Đừng quá đau buồn khi thất bại, vẫn còn quá nhiều con đường dẫn đến thành công mà bạn chưa thử bước tới

Nếu họ không thể tìm ra biện pháp thay thế, thì từng cá nhân cần giải thoát mình khỏi những nỗ lực vô ích (ví dụ, để được thăng chức, để cứu vãn cuộc hôn nhân) và tập trung vào những thứ có ý nghĩa tương tự (ví dụ như tìm một công việc mới hoặc một niềm đam mê).

Quá trình này được gọi là điều chỉnh bản thân. Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng các hoạt động có ý nghĩa để giải thoát bản thân có thể cần thiết cho một người để tránh khỏi những cảm giác đau khổ.

Renaud cho biết: “Bất cứ phương thức điều trị hiệu quả nào cũng phụ thuộc hoàn toàn vào mỗi cá nhân tự tìm cách để điều chỉnh lại bản thân”.

Trong một số trường hợp, việc vượt qua nỗi đau không chỉ đòi hỏi điều chỉnh bản thân. Khi sự đau khổ trỗi dậy từ việc đổ lỗi cho người khác, thì việc hồi phục cần bao gồm cả những người khác nữa.

“Để thỏa hiệp với cảm giác đau khổ, có lẽ cần có những yếu tố khác có thể khiến cho người đó vượt qua cảm xúc tiêu cực - yếu tố đó chính là sự tha thứ”, Wrosch nói.

Theo Psych Central