Sốt virus có nên truyền nước không?

Sốt virus là bệnh thường gặp, xảy ra quanh năm, nhưng thường gặp vào mùa đông xuân. Khi sốt, nhiều người tự ý đi truyền nước để giảm triệu chứng. Vậy sốt virus có nên truyền nước không? Vicare sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Sốt virus có nên truyền nước không? Sốt virus có nên truyền nước không?

Sốt virus là bệnh thường gặp, xảy ra quanh năm, nhưng thường gặp vào mùa đông xuân. Khi sốt, nhiều người tự ý đi truyền nước để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng cách, bệnh sẽ gây những biến chứng nguy hiểm. Vậy sốt virus có nên truyền nước không? Vicare sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

1.Sốt virus là gì?

Sốt virus là tình trạng sốt do nhiễm phải các loại virus như virus đường hô hấp, virus đường tiêu hóa ... Bệnh có thể mắc phải quanh năm, nhưng đặc biệt dễ mắc vào mùa đông xuân. Sốt virus thường có các biểu hiện triệu chứng:

  • Sốt 39-40 độ, kéo dài
  • Nổi hạch ở vùng cổ
  • Phát ban, xuất hiện các đốm nhỏ liti
  • Mắt đỏ, viêm kết mạc
  • Rối loạn tiêu hóa, có thể gây tiêu chảy

Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 2-3 ngày. Nặng hơn, sốt kéo dài 5-7 ngày, hạ sốt xong lại sốt trở lại

Sốt virus rất dễ lây, lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Mặc dù bệnh có thể tự khỏi, nhưng nếu người bệnh điều trị không đúng cách, có thể gây ra nhiều biến chứng.

2. Sốt virus có nên truyền nước không?

vicare.vn-sot-virus-co-nen-truyen-nuoc-khong-body-1

Truyền nước là đưa lượng lớn dung dịch muối 0,9% vào máu thông qua con đường tĩnh mạch, với mục đích bù nước và điện giải

Truyền nước được chỉ định trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân bị mất nước: tiêu chảy, bỏng
  • Tình trạng suy kiệt natri và clorid
  • Cung cấp năng lượng
  • Làm dung môi dẫn truyền các thuốc khác
  • Thay thế dịch và điện giải trong kiềm do hạ clo máu

Tác dụng phụ khi của việc truyền nước

  • Truyền dịch có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây nên các hiện tượng phù ở tim, thận... do cung cấp số lượng lớn các chất điện giải, các chất dinh dưỡng
  • Gây ra phản ứng : sốt run hoặc gây sốc

Nhiều người có thói quen truyền nước khi thấy bị sốt hoặc sốt virus. Vậy sốt virus có nên truyền nước hay không?

Cho đến nay, chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh truyền nước là hết sốt. Ngược lại, có rất nhiều ví dụ điển hình chứng minh việc truyền nước khi sốt virus là rất nguy hiểm.

Thông thường, truyền 1 lít glucose 5% thì chỉ khoảng 50ml glucose được hấp thụ vào cơ thể. Khi sốt virus, đường và muối có trong nước truyền dịch khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, làm tăng phù não. Điều này khiến bệnh trở nặng thêm.

Thậm chí, khi truyền dịch, cơ thể hấp thụ trực tiếp các chất có trong dịch, có thể gây nhiễm trùng, lây nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn, viêm gan do những tác dụng phụ của thuốc gây nên...

Vì vậy, nguyên tắc khi sốt cao là không được truyền dịch. Nhiều trường hợp trẻ bị sốc dịch, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng và tử vong.

Cũng đã có trường hợp trẻ được truyền nước khi sốt virus, sau 2-3 ngày đã bị biến chứng viêm màng não, viêm não.

Chính vì vậy, cha mẹ không được phép tự ý đưa trẻ đi truyền nước khi trẻ đang sốt cao.

3. Điều trị sốt virus như thế nào?

Hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị sốt virus

Nếu trẻ sốt nhẹ, dưới 38.5 độ, cho trẻ mặc thoáng, chườm ấm, uống nhiều nước để hạ sốt. Cho trẻ súc miệng nước muối loãng, ấm để diệt khuẩn đường họng.

Trường hợp trẻ sốt cao trên 38.5 độ, cách xử lý tốt nhất cho bệnh nhân là hạ sốt và uống oresol để bù nước.

Các thuốc hạ sốt có thể dùng: paracetamol, ibuprofen theo đúng liều lượng quy định.

Cho trẻ nghỉ ngơi, ăn thức ăn mềm, lỏng đủ chất để tăng sức đề kháng, chống lại virus

Đối với trẻ sốt cao, dùng thuốc hạ sốt mà không có tác dụng, trẻ lơ mơ, li bì, xuất hiện co giật thì nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho băn khoăn Sốt virus có nên truyền nước hay không.

Để phòng sốt virus, hằng ngày nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin và tăng sức đề kháng. Một chế độ ăn uống đủ chất, tránh tụ tập nơi đông người hoặc nơi đang có dịch sẽ giúp trẻ hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm:

  • Những lưu ý chăm sóc trẻ khi bị sốt virus mẹ cần biết
  • Những biểu hiện của sốt virus bạn phải biết