Sốt siêu vi lây qua đường nào?
Sốt siêu vi là một loại bệnh phổ biến ở nước ta, mức độ bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào loại virus gây bệnh mà người bệnh nhiễm phải. Vậy thì sốt siêu vi lây qua đường nào và triệu chứng bệnh là gì?. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Sốt siêu vi lây qua đường nào?
Sốt siêu vi là một loại bệnh phổ biến ở nước ta, mức độ bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào loại virus gây bệnh mà người bệnh nhiễm phải. Vậy thì sốt siêu vi lây qua đường nào và triệu chứng bệnh là gì?. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Sốt siêu vi là một dạng sốt do nguyên nhân do virus gây ra. Có nhiều chủng loại Virus gây bệnh khác nhau. Hầu hết các trường hợp bị sốt siêu vi đều không gây nguy hiểm và người bệnh có thể tự điều trị.
Sốt siêu vi lây qua đường nào?
Bởi vì bệnh được gây ra bởi các loại Virus, nên thường lây lan rất nhanh, từ người này sang người khác. Sốt siêu vi có thể lây qua 2 con đường chính là đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua các hoạt động như giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp và qua các đồ vật trung gian.
Triệu chứng của sốt siêu vi
Khi đã mắc bệnh sốt siêu vi người bệnh thường sẽ có những biểu hiện bệnh sau đây:
Sốt cao: Bệnh nhân thường sẽ sốt từ 38-39 độ, cũng có thể có trường hợp sốt tới 40-41 độ.
Đau đầu: Kèm với sốt cao là cảm giác đau đầu dữ dội, đầu óc quay cuồng, chao đảo. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sốt cao làm tăng nhanh tốc độ tuần hoàn và làm căng mạch máu ở não. Khi sờ vào huyệt thái dương người bệnh có thể dễ dàng thấy mạch đập mạnh hơn bình thường, cảm giác như đang giật giật. Khi đau đầu do sốt siêu vi người bệnh thường nhắm chặt mắt, nằm co quắp và li bì do choáng. Nhữnglúc bị lên cơn đau đầu sẽ trông mặt giống như bị phù nề, mắt sưng. Có nhiều trường hợp sốt ở trẻ em có kèm bị đau đầu nhưng trẻ vẫn tỉnh táo.
Chảy mủ tai: Người bị sốt siêu vi có thể sẽ thấy có mủ ở tai hoặc là có một loại chất nhầy trong tai, kèm cảm giác ngứa tai.
Viêm đường hô hấp: Viêm họng, tấy họng, sưng đỏ, ho, ngứa rát cổ họng, chảy nước mũi, sổ mũi, hắt hơi.
Viêm – đau mắt: Kết mạc mắt chuyển màu đỏ, xuất hiện nhiều gỉ mắt, mắt lờ đờ và chảy nước mắt.
Nôn mửa: Người bị bệnh có thể gây nôn mửa, thường là bị sau khi ăn. Nguyên nhân của tình trạng nôn là do bị viêm họng và do sự kích ứng của chất nhầy.
Phát ban: Sau khoảng từ 2 hoặc 3 ngày bắt đầu sốt, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu ban. Ban xuất hiện cũng là lúc người bệnh đã bước qua giai đoạn ủ bệnh và phát bệnh.
Đau người: Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức toàn thân và cơ bắp khó chịu. Trẻ em sẽ kêu đau nhiều hơn và quấy khóc.
Tiêu hóa rối loạn: Triệu chứng này thường sẽ xuất hiện sớm hoặc là muộn hơn khi bắt đầu sốt. Triệu chứng thường sẽ xuất hiện khi người bệnh sốt siêu vi đường tiêu hóa. Người bệnh lúc này sẽ bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng nhưng không kèm theo máu hay chất nhầy.
Viêm hạch: Những vùng hạch ở trên cơ thể, đặc biệt là ở đầu, cổ và mặt sẽ dần sưng lên và gây đau đớn. Biểu hiện sưng hạch khá rõ ràng, người bệnh có thể nhìn và sờ thấy được hạch sưng.
Để phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của sốt siêu vi, ngoài việc tiêm phòng một số loại vắc-xin ngừa virus phổ biến. Người bệnh cần hạn chế đến nơi đông người khi đang có dịch sốt siêu vi. Hạn chế tiếp xúc với những người có bệnh. Vệ sinh môi trường sống và vệ sinh thân thể đúng cách. Tăng cường sức khỏe bản thân bằng việc luyện tập thể dục, thể thao và bổ sung vitamin.
Trên đây là một số thông tin về bệnh sốt siêu vi. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về bệnh sốt siêu vi lây qua đường nào của mình. Từ đó có kế hoạch phòng tránh bệnh cho bản thân và những người xung quanh.