Sốt phát ban có lây không?

Bệnh sốt phát ban là một bệnh trẻ em thường mắc phải, tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc bệnh và thường dẫn đến biến chứng nặng hơn là viêm não, màng não...vậy bệnh sốt phát ban có lây hay không?

Sốt phát ban có lây không? Sốt phát ban có lây không?

Bệnh sốt phát ban là một bệnh trẻ em thường mắc phải, tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc bệnh và thường dẫn đến biến chứng nặng hơn là viêm não, màng não...Vậy bệnh sốt phát ban có lây hay không? Và điều trị bệnh sốt phát ban như thế nào? Để có được những thông tin về bệnh sốt phát ban thì cùng theo dõi bài viết dưới đây của HoiBenh.

Sốt phát ban là bệnh gì?

Đối với người Việt Nam, những vết nổi trên toàn thân nào cũng được gọi là “ban” khiến nhiều lúc khó phân biệt những bệnh có triệu chứng này. Bệnh sốt phát ban thường bị nhầm lẫn nhiều nhất với bệnh sởi, một bệnh nặng hơn nhiều. Bệnh sốt phát ban rất thông thường, hầu như em bé nào cũng từng bị qua.

Tuy nhiên, có em bị rất nhẹ, không được để ý tới, có em thì lại bị nặng hơn với đầy đủ những triệu chứng, có khi bị cả giật kinh nếu cơn sốt quá cao và bất thình lình. Bệnh sốt phát ban thường là con siêu vi human herpes 6 (HHV6). Nhưng bệnh này cũng có thể do con human herpes 7 (HHV7) gây ra. Những con siêu vi này có liên hệ tới những con siêu vi gây ra bệnh lở miệng cold sore và bệnh herpes ở bộ phận sinh dục.

vicare.vn-sot-phat-ban-co-lay-khong-body-1

Bệnh sốt phát ban có lây không?

Sốt phát ban do virus lây lan rất mạnh, phát tán qua đường hô hấp vào không khí, những người không có miễn dịch hoặc miễn dịch kém thì khả năng lây nhiễm cao. Thông thường, bệnh không nguy hiểm nhưng hầu hết sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, không làm việc được. Đặc biệt, bệnh “chưa phát đã lây”. Đó là khi người mắc bệnh bị sốt cao đột ngột, đau người, viêm đường hô hấp, ho, chảy nước mũi... thì có nghĩa là trước đó nguồn bệnh đã lây lan, phát tán cho người khác rồi. Với người mắc bệnh, sau 2 – 3 ngày xuất hiện các triệu chứng trên sẽ nổi ban ở mặt, gáy và lan ra khắp người rồi mất dần.

Do bệnh có nguy cơ lây lan cao, vì thế khi sốt chưa rõ nguyên nhân cần cách ly ở phòng riêng, không đến chỗ đông người. Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lau người bằng nước ấm. Khi có sốt cao, phải đến khám tại các cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và cách điều trị đúng. Mùa thu đông chính là thời điểm dễ mắc và phát bệnh nên cần chú ý vệ sinh và phòng bệnh.

Lưu ý: Người mắc bệnh không nên nghe theo quan niệm sai lầm là phải kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn. Vì khi không vệ sinh cơ thể sạch sẽ rất khó hạ sốt. Kiêng ăn làm sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng. Khi chăm sóc bệnh là trẻ em, có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm, lau mát thường xuyên và tăng cường dinh dưỡng bằng nhiều loại thức ăn mềm, chia nhỏ bữa ăn để trẻ ăn nhiều lần.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt phát ban

Phòng ngừa bệnh sốt phát ban và hạn chế sự lây lan của bệnh là rất quan trọng. Vì vậy dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa căn bệnh này:

  • Hạn chế đến chỗ đông người và hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

  • Giữ gìn vệ sinh, nơi ở, chỗ làm việc, học tập luôn được sạch sẽ để loại trừ các mầm bệnh gây hại.

  • Đảm bảo việc vệ sinh hàng ngày. Rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng, đồng thời tăng cường bổ sung các vitamin, đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

  • Đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.

vicare.vn-sot-phat-ban-co-lay-khong-body-2

Sốt phát ban ở người lớn kiêng gì?

Từ trước tới nay theo quan niệm dân gian thì khi bị sốt phát ban sẽ kiêng đủ thứ như kiêng tắm, kiêng ra gió. Tuy nhiên những quan niệm đó hoàn toàn phản khoa học. Nếu bệnh nhân không vệ sinh sạch sẽ thì thời gian lành bênh kéo dài hơn, gây ra mẩn ngứa và khó chịu, có thể gây ra các biến chứng. Lời tư vấn của bác sĩ như sau:

- Với bệnh này, chú ý vẫn có thể ăn uống, tắm rửa bình thường (tắm nhanh bằng nước ấm)

- Không kiêng gió, kiêng nước, phải mặc quần áo thoáng mát.

- Nếu không có bất thường, bạn có thể dùng thuốc chống dị ứng (Clopheramin 4mg, lần uống 1⁄4 viên, ngày 1 lần) và vitamin C để tăng sức đề kháng (Ceelin drop uống lần 5 giọt ngày 2 lần).

Cách chữa bệnh sốt phát ban ở người lớn

Hạ sốt bằng cách chườm khăn mát hoặc cho uống thuốc hạ sốt (nếu cần)

Vệ sinh thân thể hằng ngày bằng cách lau rửa người nhanh bằng nước muối ấm. Nhiều người thường kiêng nước nhưng nếu không vệ sinh cơ thể bạn sẽ dễ bị viêm nhiễm.

Bổ sung vitamin C: khi bị nhiễm bệnh sốt phát ban bạn cần phải uống nhiều nước đặc biệt bổ sung nhiều vitamin C, nước cam, chanh...để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Với những người bị sốt phát ban nên điều trị và nghỉ ngơi ở nhà để tránh không lây bệnh cho những người xung quanh.

Nếu bệnh nhân bị sốt phát ban có dấu hiệu sốt cao, co giật cần sớm đưa vào bệnh viện để kịp thời chữa trị.

Với trường hợp bội nhiễm cần phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ vì có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm