Sốt cao 3 ngày, đau hốc mắt và cơ khớp có phải là triệu chứng bệnh sốt xuất huyết không?

Sốt xuất huyết là căn bệnh hay gặp, có thể bùng phát thành dịch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều người thắc mắc dấu hiệu sốt cao 3 ngày, đau hốc mắt và cơ khớp có phải là triệu chứng bệnh sốt xuất huyết không? Nếu có dấu hiệu, cần xét nghiệm sốt xuất huyết thế nào?

Sốt cao 3 ngày, đau hốc mắt và cơ khớp có phải là triệu chứng bệnh sốt xuất huyết không? Sốt cao 3 ngày, đau hốc mắt và cơ khớp có phải là triệu chứng bệnh sốt xuất huyết không?

Sốt xuất huyết là căn bệnh hay gặp, có thể bùng phát thành dịch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều người thắc mắc dấu hiệu sốt cao 3 ngày, đau hốc mắt và cơ khớp có phải là triệu chứng bệnh sốt xuất huyết không? Nếu có dấu hiệu, cần xét nghiệm sốt xuất huyết thế nào?

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Đây là căn bệnh truyền nhiễm (lây truyền qua đường máu) do virus dengue gây ra, trung gian truyền bệnh là muỗi aedes aegypti (hay còn gọi là muỗi vằn). Muỗi aedes đốt người đang có bệnh, mang virus Dengue sau đó đốt người lành và lây bệnh cho họ. Chưa hết, virus còn truyền sang trứng muỗi, trứng nở thành loăng quăng rồi sau đó thành muỗi con mang virus. Nếu những con muỗi aedes này đi đốt người, sẽ truyền virus cho người và kết quả là người mắc bệnh.

Loại muỗi vằn aedes sống chủ yếu ở các vũng nước đọng lâu ngày như nước đọng trong lốp xe, đọng trong các bể chứa lâu ngày, chậu cây thủy sinh... và chủ yếu hút máu vào ban ngày, thường vào sáng sớm và chiều tối.

vicare.vn-sot-cao-3-ngay-dau-hoc-mat-va-co-khop-co-phai-la-trieu-chung-benh-sot-xuat-huyet-khong-body-1

Sốt cao 3 ngày, đau hốc mắt và cơ khớp có phải là triệu chứng bệnh sốt xuất huyết không?

Bệnh sốt xuất huyết thường trải qua 3 giai đoạn :

Giai đoạn khởi phát

Dấu hiệu điển hình của giai đoạn này là sốt, thân nhiệt của người bệnh tăng nhanh lên 39-40 độ C, sốt cao liên tục trong 3 ngày đầu. Bệnh nhân đi kèm các biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, đau hốc mắt và các cơ khớp, đau tức thắt lưng, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da... Các dấu hiệu này gần giống với các dấu hiệu sốt virus khác nên người bệnh cần đến bệnh viện tiến hành các xét nghiệm để biết chính xác bệnh tình của mình.

Giai đoạn nguy cấp

Giai đoạn này thường từ ngày thứ 4 đến ngày 7 của bệnh, bệnh nhân lui sốt dần nhưng lại xuất hiện các biến chứng như:

  • Biến chứng tăng tính thấm thành mạch, gây thoát dịch khỏi mạch máu, làm máu trong lòng mạch cô đặc lại. Nếu không được bù dịch kịp thời sẽ làm thiếu thể tích trong lòng mạch, gây tụt huyết áp và sốc. Những trường hợp sốc nếu không được xử trí kịp thời có thể tử vong trong vòng một vài giờ.
  • Số lượng bạch cầu, tiểu cầu suy giảm đáng kể vì virus đã làm suy yếu hệ miễn dịch, nặng hơn có thể gây ra chảy máu bất thường như chảy máu cam, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hay xuất huyết nội tạng nguy hiểm như xuất huyết trong ổ bụng, chảy máu tiêu hóa, băng kinh, xuất huyết não... có thể dẫn đến tử vong nếu không được truyền tiểu cầu, cầm máu kịp thời.

Ngoài những biến chứng trên, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng khác như viêm cơ tim, viêm não, hạ bạch cầu máu, giảm miễn dịch gây bội nhiễm vi khuẩn...

Giai đoạn hồi phục

Sau giai đoạn thoát dịch 1 đến 2 ngày, người bệnh bắt đầu hết sốt , phần dịch thoát ra khỏi lòng mạch bắt đầu tái hấp thu lại làm gia tăng dịch trong lòng mạch. Cần hạn chế truyền dịch ở giai đoạn này để tránh nguy cơ quá tải dịch.

Thường sau giai đoạn thoát dịch 24-48h: BN hết sốt, phần dịch thoát ra khỏi lòng mạch lại tái hấp thu lại làm gia tăng lượng dịch trong lòng mạch. Giai đoạn này cần hạn chế truyền dịch để tránh nguy cơ quá tải dịch.

Như vậy, những dấu hiệu như sốt cao 3 ngày, đau hốc mắt và cơ khớp là một trong những dấu hiệu đầu của bệnh sốt xuất huyết, tuy nhiên để phân biệt với các dấu hiệu của những loại bệnh khác, người bệnh cần làm các xét nghiệm để biết chính xác bệnh tình để có liệu pháp điều trị kịp thời. Bởi khác với các loại sốt khác, khi lui sốt là bệnh đã lui còn sốt xuất huyết khi lui sốt là bệnh đã bước vào giai đoạn nguy hiểm, cần phải khám chữa ngay.

Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?

Thông thường, để chẩn đoán sốt xuất huyết, các bác sĩ sẽ tiến hành 3 loại xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán căn nguyên vi rút Dengue:

Xét nghiệm tổng phân tích máu

Do bệnh sốt xuất huyết có thể gây giảm bạch cầu và thường có giảm số lượng tiểu cầu. Vì thế, thông qua số lượng bạch cầu, tiểu cầu và hematocrit của xét nghiệm tổng phân tích máu, các bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ xuất huyết và tình trạng cô đặc máu.

Xét nghiệm Dengue NS1/Ab Combo

Phát hiện đồng thời và phân biệt kháng thể IgG, IgM và kháng nguyên NS1 trong cùng 1 mẫu huyết thanh/huyết tương.

Kháng nguyên NS1 có thể phát hiện trong máu của bệnh nhân nhiễm virus Dengue từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 9. Trong khi đó, kháng thể IgM dương tính từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 5 sau khi xuất hiện sốt. Trong nhiễm virus Dengue tiên phát kháng thể IgG xuất hiện vào ngày 10-14 và có thể tồn tại nhiều năm sau đó. Trường hợp nhiễm virus Dengue thứ phát kháng thể IgG tăng lên trong 1-2 ngày sau khi có triệu chứng sốt xuất huyết và tạo đáp ứng IgM sau nhiễm virus 20 ngày.

vicare.vn-sot-cao-3-ngay-dau-hoc-mat-va-co-khop-co-phai-la-trieu-chung-benh-sot-xuat-huyet-khong-body-2

Xét nghiệm virus Dengue phương pháp Realtime RT-PCR

Cho phép xác định sự có mặt của ARN virus Dengue trong máu ngay từ ngày đầu của sốt xuất huyết khi chưa có biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh, trước khi bệnh nhân được phát hiện có giảm số lượng tiểu cầu. Tại thời điểm này, phương pháp xét nghiệm nhanh huyết thanh học tìm kháng nguyên NS1, kháng thể IgM có thể chưa phát hiện ra sự có mặt của virus trong cơ thể. Kỹ thuật này có độ đặc hiệu là 100%, độ nhạy là 95%. Định các type virus Dengue bằng phương pháp Nested-PCR sau khi phản ứng Realtime RT- PCR dương tính có độ đặc hiệu là 100%, độ nhạy là 94% với virus Dengue type 1, 93% đối với virus Dengue type 2 và 100% đối với virus Dengue type 3,4.

Kết quả xét nghiệm máu như thế nào là sốt xuất huyết?

Ở giai đoạn sốt

  • Dung tích hồng cầu (Hematocrit) vẫn bình thường.
  • Số lượng tiểu cầu trong máu bình thường hoặc bị giảm dần (tuy nhiên vẫn còn trên 100.000/mm3).
  • Số lượng bạch cầu trong máu thường giảm.
  • Có mặt của ARN virus Dengue trong máu.

Ở giai đoạn nguy hiểm (Thường rơi vào ngày thứ 3 đến 7 của bệnh)

  • Dung tích hồng cầu (hematocrit) tăng so với giá trị ban đầu của người bệnh hoặc so với giá trị trung bình của dân số ở cùng độ tuổi.
  • Số lượng tiểu cầu trong máu giảm xuống dưới mức 100.000/mm3 (<100 G/L).
  • Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng, người bệnh có thể bị rối loạn đông máu.
  • Bệnh nhân dương tính với kháng thể IgG, IgM và kháng nguyên NS1.
  • Tiến hành siêu âm hoặc chụp Xquang có thể phát hiện tràn dịch ở màng bụng, màng phổi hay không.
  • Bệnh nhân bị suy tạng nặng: người bệnh có biểu hiện suy gan cấp, kết quả xét nghiệm men gan AST, ALT ≥ 1000 U/L.

Xem thêm:

  • Wikipedia về bệnh sốt xuất huyết năm 2019
  • Xét nghiệm tổng phân tích máu có đánh giá được nguy cơ sốt xuất huyết hay không?
  • Thấy 5 triệu chứng sốt xuất huyết này, đến bệnh viện Vinmec ngay