Sống sót cùng mùa hè qua bí kíp chữa da bỏng nắng

Mùa hè là đỉnh điểm của những chuyến du lịch biển, những ai phải có việc ra ngoài vào lúc trưa chiều hay vì tính chất công việc mà phải làm việc cả ngày ngoài nắng nóng , sẽ khiến cơ thể mệt mỏi đi kèm việc bị cháy da do nắng - hay còn gọi là chứng bỏng nắng. Vậy tại sao chúng ta lại bị bỏng nắng và tình trạng này có đáng lo ngại không? Hãy cùng HoiBenh lưu lại cho mình nhữn...

Sống sót cùng mùa hè qua bí kíp chữa da bỏng nắng Sống sót cùng mùa hè qua bí kíp chữa da bỏng nắng

Mùa hè là đỉnh điểm của những chuyến du lịch biển, những ai phải có việc ra ngoài vào lúc trưa chiều hay vì tính chất công việc mà phải làm việc cả ngày ngoài nắng nóng , sẽ khiến cơ thể mệt mỏi đi kèm việc bị cháy da do nắng - hay còn gọi là chứng bỏng nắng. Vậy tại sao chúng ta lại bị bỏng nắng và tình trạng này có đáng lo ngại không? Hãy cùng HoiBenh lưu lại cho mình những điều dưới đây để có thể tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình vào mùa hè này.

Bệnh bỏng nắng và cách khắc phục

Bỏng nắng là gì?

Bỏng nắng là hiện tượng da bị tổn thương do tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu, thường là từ 2 đến 6 tiếng. Khi cháy nắng, da có hiện tượng đỏ, nóng rát khó chịu và với những trường hợp cháy nắng nặng, da có thể sưng rộp. Sau 2-3 ngày, vùng da cháy nắng sẽ sạm hẳn đi so với những khu vực khác trên cơ thể và bắt đầu bong tróc.

Các loại bỏng nắng

Dựa trên kết quả da tiếp xúc với ánh mặt trời, có khi sẽ xuất hiện tình trạng bị bỏng nắng ngay sau đó. Hoặc là một thời gian sau mới phát hiện, vì vậy có thể chia bệnh bỏng nắng ra thành 2 loại.

1. Bỏng nắng tạm thời

Bỏng nắng tạm thời là kết quả của việc không sử dụng sản phẩm bảo vệ da thích hợp khi tắm nắng hoặc khi cho da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời ở cường độ mạnh và gây hậu quả tức thì. Lúc này làn da trở nên nhạy cảm, đỏ, yếu, sưng phồng và mỏng hơn. Có cảm giác nhức nhối và có thể bị rát, một số trường hợp còn bị sốt nhẹ; thậm chí, làn da còn có thể bị rộp, bong tróc kéo dài vài ngày. Bỏng nắng tạm thời cũng có thể gây đau đớn trong khoảng 6-48 giờ sau khi phơi nắng.

Bệnh bỏng nắng và cách khắc phục

2. Bỏng nắng tích luỹ

Bỏng nắng tích luỹ là hiện tượng làn da bị tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời tích luỹ dần dần trong thời gian dài. Bỏng nắng tích luỹ sẽ không nhìn thấy kết quả ngay sau khi ra nắng mà tích tụ dần dưới da và sau một khoảng thời gian đủ dài nhất định sẽ hiện lên trên bề mặt da. Không bị tác động ngay và rõ rệt, nhưng bỏng nắng tích luỹ gây hậu quả nặng nề, khó khắc phục hơn. Khi bị bỏng nắng tích luỹ, da thường có dấu hiệu sạm thâm, da thô, dầy bì, nhiều tế bào chết và sừng hoá, nặng hơn là hiện tượng lão hoá với nám và nhiều nếp nhăn.

Nguyên nhân gây bỏng nắng

  • Bạn dễ bị bỏng nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nguồn tia cực tím khác vào lúc mặt trời tiếp xúc gần nhất với trái đất trong khoảng thời ian từ 10h30 đến 15h hàng ngày. Trong ánh nắng có 2 loại tia tử ngoại A (UVA) có bước sóng 320 - 400 nanomet và tử ngoại B (UVB) bước sóng 290 - 320 nanomet. Tia tử ngoại chiếu trực tiếp cũng như tia được phản xạ từ cát, nước... đều có thể gây cháy nắng. UVA xuyên sâu vào da có thể làm tổn thương hệ miễn dịch của da. Tia tử ngoại làm da cháy nắng và có thể gây nên ung thư da. Ngay cả khi trời râm hoặc nhiều mây, cũng có thể bị bỏng nắng do các đám mây không thể ngăn ngừa tia cực tím tác động lên da.

Bệnh bỏng nắng và cách khắc phục

  • Khi tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong thời gian dài mà không có sự che chắn, mảng da phơi nắng sẽ trở nên đỏ rần, khiến có cảm giác đau rát khó chịu... Nguyên nhân là do trên da của chúng ta có tồn tại các phân tử mang tên melanin. Chất này có khả năng hấp thụ ánh sáng với dải quang phổ rất rộng, và đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ tự nhiên của da trước các tia tử ngoại. Càng phơi nắng nhiều, melanin càng được gia tăng để bảo vệ da, khiến da bạn đen đi, và thậm chí là xuất hiện những nốt đồi mồi, nám sạm do cơ thể tự tăng cường sắc tố bảo vệ, giảm thiểu tia cực tím xuyên qua da. Và đến lúc cơ thể không sản xuất ra đủ lượng melanin để bảo vệ da thì da bạn đỏ và rát thậm chí là sưng tấy, ngứa ngáy, lột da... Đó là những biểu hiện có thể thấy được da đang bị bỏng nắng.
  • Khi tiếp xúc với UVB có cường độ mạnh hơn, các sắc tố melanin trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều, khiến nó tự kích hoạt một chế độ khác của cơ thể, mang tên Apoptosis – được gọi là chế độ rụng tế bào, các tế bào này “tự hiểu” chúng đã “chết cháy” và trở nên dư thừa, không cần thiết. Và khi có quá nhiều tế bào tự diệt, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu can thiệp, gây nên các phản ứng bỏng nắng. Lúc này máu sẽ được dồn lên những khu vực này nhằm tăng tốc độ hồi phục, khiến chúng thường có màu đỏ. Và những tế bào đã chết hình thành một lớp da lột như da rắn, bong tróc ra khỏi cơ thể, để lại lớp tế bào mới dưới da và giúp da hồi phục dần. Đôi lúc, quá trình tự diệt này nghiêm trọng đến nỗi có thể khiến làn da của bạn bị bỏng nặng, và thậm chí là gây ung thư da.

Bệnh bỏng nắng và cách khắc phục

Biểu hiện của da bị bỏng nắng

Bỏng nắng xuất hiện ít nhất là sau 15 phút sau khi phơi nắng đối vớ những người sở hữu làn da sáng màu trong khi đó sẽ mất hàng tiếng đồng hồ với những người da sậm màu. Sau khi đi nắng về hoặc làm việc ngoài môi trường ánh nắng, thấy da các vùng hở như mặt, tam giác cổ áo, mu bàn tay, cẳng tay có cảm giác bị rát, nóng hoặc châm chích, đôi khi có thể hơi ngứa. Sau đó da các vùng này bị đỏ lên, lúc đầu đỏ nhạt sau mức độ đỏ cứ tăng dần. Có thể sưng nề và có cảm giác bị căng cứng vùng da đó. Độ vài giờ đồng hồ da bớt đỏ, bớt căng, rát. Sau 1 đến 3 ngày da đỡ đỏ và trở nên thẫm màu và bong vảy nhẹ. Vảy nhỏ như phấn, cám và có thể bong vài lần mới dừng. Nền da phía dưới vẫn còn hồng nhạt hoặc có thể có màu nâu nhạt kiểu như rám nắng.

Phòng ngừa bỏng nắng

Để phòng bỏng nắng, mỗi khi ra nắng nên đi găng, đội mũ, đeo kính và đeo khẩu trang. Nếu không có việc cần, tốt nhất là không đi ra ngoài đường trong khoảng thời gian từ 10 - 15 giờ. Trước khi ra ngoài nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF > 30.

Bệnh bỏng nắng và cách khắc phục

Hạn chế đến những nơi có tia cực tím phản xạ lại không gian nhiều như bề mặt nước, kính, bề mặt tuyết, cát trắng, bê tông...Vào mùa hè thì tia cực tím mạnh hơn các mùa khác trong năm; độ cao càng lớn thì tia cực tím càng mạnh. Vì cứ lên cao 300m thì cường độ tia cực tím tăng khoảng 4% và càng gần xích đạo thì tia cực tím càng mạnh; chu kỳ của mặt trời khiến cho có những ngày tia cực tím chiếu xuống trái đất mạnh hơn những ngày khác.

Điều trị bỏng nắng

Khi thấy da bắt đầu có hiện tượng ửng đỏ, có cảm giác nóng và đau rát khi chạm vào thì nghĩa là bạn đã bị bỏng nắng. Khi đó, tốt nhất bạn nên tránh các hoạt động ngoài trời khi còn nắng vì chúng có thể gây ra bỏng nắng nặng hơn. Vết bỏng khi ấy sẽ đau đớn nhiều hơn, mức độ tổn thương nhiều hơn và do đó sự phục hồi chắc chắn là khó khăn và cần nhiều thời gian hơn.

Nên ngâm bồn hoặc tắm dưới vòi sen với nước lạnh ngay khi có thể, không thêm muối hoặc bất cứ loại tinh dầu nào vào trong nước. Tốt nhất bạn không nên dùng xà phòng để tránh gây tổn thương thêm cho da. Dùng khăn mặt ẩm hoặc khăn mềm để lau khô da sau tắm. Chúng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, bớt đau hơn.

Bệnh bỏng nắng và cách khắc phục

Tiếp tục làm mát cho da với bẹ lá cây lô hội. Hãy lấy từng bẹ lá, tách vỏ, loại bỏ nhớt rồi xắt thành từng lát mỏng để đắp lên da. Bạn có thể đắp mặt nạ lô hội cho da vài lần/ngày để giảm cám giác đau rát và nóng da.

Nếu vết bỏng nắng trên da không sưng tấy, bạn vẫn có thể duy trì thoa kem dưỡng ẩm cho da. Bởi nếu không, chúng sẽ khiến những lớp da bong tróc trở nên trầm trọng hơn và lâu bình phục hơn.

Không cố làm vỡ những chỗ da bị phồng rộp

Nếu da của bạn bị rộp, đừng làm chúng vỡ ra vì nó sẽ khiến vết da cháy nắng của bạn tệ hơn. Da bị rộp có nghĩa là bạn bị cháy da cấp độ hai. Hãy cứ để vết rộp tự lành, và giúp bạn tránh khỏi nhiễm trùng.

Uống nhiều nước

Sau khi đã làm mát da từ bên ngoài, bây giờ là lúc bạn cần phải làm mát từ bên trong cơ thể bạn. Nước luôn là sự lựa chọn tốt nhất cho việc làm mát cơ thể. Để giữ cho da luôn khỏe mạnh, bạn cần phải liên tục giữ nước cho cơ thể mình. Đặc biệt là sau khi bị cháy nắng, Bạn cần phải uống nhiều nước hơn nữa để da hồi phục lại như ban đầu. Khi thấy da bong tróc, hãy cố gắng nước từ 8 đến 10 ly nước lọc mỗi ngày.

Bệnh bỏng nắng và cách khắc phục

Bảo vệ làn da trong thời kỳ phục hồi

Tốt nhất, trong thời gian da phục hồi, bạn nên giữ cơ thể trong bóng râm hoặc sử dụng quần áo che chắn khu vực bị ảnh hưởng nếu bạn phải ra ngoài nắng. Nhưng nếu bắt buộc phải ra ngoài trời, bạn nên thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng tối thiểu SPF 30 trở lên, đồng thời mặc quần áo chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành.

Áo thun rộng và quần dài rộng là những lựa chọn phù hợp để bạn sử dụng trong thời gian chờ đợi da hồi phục sau cháy nắng. Nếu bạn không thích mặc quần áo rộng, ít nhất hãy chắc chắn rằng bạn dùng trang phục làm bằng vải cotton vì loại vải này giúp da “dễ thở” hơn và mặc trang phục càng rộng rãi càng tốt.

Đến bệnh viện hoặc phòng khám da liễu

Nếu cảm giác đau, rát da và không thể chịu đựng được, tốt nhất bạn nên tìm đến các bác sĩ da liễu để có được cách thức điều trị đúng đắn, kịp thời. Để tránh tình trạng nặng hơn sẽ gây nguy hiểm khó lường.

(Đơn vị kiểm duyệt: Trung tâm truyền thông Giáo dục Sức khỏe TW -Bộ Y Tế (T5g.org.vn)