Sởi tiêm mấy mũi là đúng quy trình tiêm phòng
Sởi là một trong những căn bệnh nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, có thể gây ra những nguy hại về sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ. Chính vì thế, biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh sởi, đó là tiêm phòng. Nhưng sởi tiêm mấy mũi, và cần chú ý điều gì khi đưa trẻ đi tiêm phòng sởi.
Sởi tiêm mấy mũi là đúng quy trình tiêm phòng
Sởi là một trong những căn bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể gây ra những nguy hại về sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ. Chính vì thế, biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh sởi, đó là tiêm phòng. Nhưng sởi tiêm mấy mũi, và cần chú ý điều gì khi đưa trẻ đi tiêm phòng sởi. Bài viết sau đây HoiBenh xin gửi tới độc giả, những hiểu biết cơ bản về tiêm phòng sởi cho trẻ.
1. Trẻ cần tiêm phòng sởi mấy mũi?
Sẽ có rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc, không biết sởi tiêm mấy mũi. Tại Việt Nam, bé sẽ tiếp nhận tiêm mũi đầu tiên khi được 9 tháng tuổi, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi. Trường hợp tiêm phòng trễ, cha mẹ hoàn toàn có thể cho bé tiêm bổ sung tại các phòng khám trong bệnh viện.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh thay vì chọn tiêm vắc xin sởi mũi đơn, hiện nay còn có vắc xin 3 trong 1, có khả năng phòng tránh cả 3 loại bệnh đó là: sởi, quai bị và rubella. Vắc xin này cũng được khuyến cáo là nên sử dụng 2 liều, đối với trẻ em trong khoảng từ 12 đến 15 tháng tuổi. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, từ 18 đến 35, nên có kế hoạch tiêm vắc xin 3 trong 1 này ít nhất là 3 tháng trước khi mang thai
2. Những lưu ý gì trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng
- Trước khi tiêm phòng, bạn không nên để bé bú, ăn quá no, nên cho bé ăn nhẹ để tránh tình trạng hạ đường huyết sau khi ăn, những cũng không khiến bé bị khó tiêu do ăn nhiều.
- Trước khi đưa bé đi tiêm phòng, bạn cần vệ sinh thân thể bé sạch sẽ để tránh nhiễm trùng, mặc cho bé quần áo đơn giản, không quá bó, chật để bác sĩ tiện thao tác.
- Nhớ đem theo sổ hồ sơ sức khỏe của bé, nhất là sổ tiêm chủng trước đó.
- Trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại của bé, bé có bị suy dĩnh dưỡng hay không, hoặc bé có tiền sử bị dị tật, dị ứng thuốc hay thành phần nào trong thuốc hay không.
- Sau khi tiêm xong, bạn cần cho bé ngồi lại khoảng 15 – 20 phút để theo dõi xem bé có bị dị ứng thuốc không. Khi về nhà, bạn cũng cần tiếp tục theo dõi xem bé có hiện tượng bị sốt, dị ứng, có quấy khóc hay có những biểu hiện bất thường nào khác hay không.
- Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể sẽ sốt nhẹ, đây là một hiện tượng rất bình thường. Nếu trẻ sốt khoảng 37 – 38 độ thì bạn có thể chườm mát cho bé, còn nếu sốt trên 38 độ thì bạn nên dùng thuốc hạ sốt cho bé, cho bé bú nhiều hơn.
- Nếu trẻ bị mắc các bệnh về dị ứng, miễn dịch, nên thận trong khi cho trẻ đi tiêm.
- Nếu sau khi tiêm, bạn thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, thì nhất thiết phải đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và xem xét.
- Nếu đưa trẻ đi tiêm trong điều kiện thời tiết lạnh, mưa, phải đảm bảo giữ đủ ấm và tuyệt đối không được để trẻ bị thấm nước, tránh viêm phổi, viêm phế quản và những bệnh đường hô hấp khác.
Những chú ý trên khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin, cũng như giải đáp của HoiBenh cho thắc mắc, sởi tiêm mấy mũi, hi vọng đã có thể giúp bạn có thêm hiểu biết cần thiết khi đưa trẻ đi tiêm phòng sởi, cũng như lưu ý đưa trẻ đi tiêm đúng lịch và đủ mũi, để phòng tránh khả năng bị nhiễm bệnh càng cao càng tốt.