Sỏi niệu quản hình thành thế nào?

Sỏi niệu quản là bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hiện đại, bận rộn hiện nay. Sỏi nằm ở vị trí này gây đau đớn cho người bệnh, nhất là khi sỏi di động. Vậy nguyên nhân sỏi niệu quản, sỏi niệu quản hình thành thế nào, hình ảnh sỏi niệu quản ra sao? Cùng HoiBenh tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Sỏi niệu quản hình thành thế nào? Sỏi niệu quản hình thành thế nào?

Sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản là sỏi xuất hiện ở niệu quản, gây chẹn dòng chảy của thận xuống bàng quang, khiến nước ở thận di chuyển xuống khó khăn, ứ nước ở thận, gây nhiều biến chứng cho thận.

Sỏi niệu quản khi nằm ở vị trí hẹp sinh lý trên cơ thể như niệu quản sát bàng quang, niệu quản bắt chéo động mạch chậu và đoạn nối thận và niệu quản. Đến 70 -75% sỏi niệu quản xuất hiện ở 1⁄3 đoạn dưới niệu quản, 25- 30% xuất hiện ở đoạn trên và đoạn giữa niệu quản.

Khi sỏi ở những vị trí này, gây chẹn nước tiểu xuống bàng quang, vận động mạnh, vặn người, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn.

Sỏi niệu quản thường có hình bầu dục hoặc hình trụ, bờ nhẵn hoặc xù xì giống trái dâu, đường kích từ vài mm đến 1cm.

Thường xuất hiện 1 - 2 viên sỏi, nếu nhiều viên xếp kế tiếp nhau thì hình thành chuỗi sỏi niệu quản.

Một số loại sỏi phổ biến và hình ảnh sỏi niệu quản thực tế

Sỏi niệu quản hình thành chủ yếu do sỏi thận rơi xuống. Sỏi thận có thành phần cấu tạo khác nhau, sự hình thành sỏi cũng khá phức tạp. Có nhiều loại sỏi như: sỏi Calci, sỏi kết hợp nhiễm khuẩn, sỏi Acid Uric...

Sỏi Calci

Sỏi này hình thành dưới dạng oxalat hoặc photphat calci. Nguyên nhân hình thành sỏi có thể do tăng Calci niệu, tăng oxalat niệu hoặc rối loạn chuyển hóa.

Sỏi Oxalat calci có màu nâu, nhiều gai, khá rắn, bắt thuốc cản quang, gặp tỷ lệ ở nam và nữ ngang nhau. Tuy nhiên, sỏi Phospho - amoniac- magmesi hay gặp ở nữ giới hơn.

vicare.vn-soi-nieu-quan-hinh-thanh-the-nao-body-1

Sỏi Acid Uric

Khi nước tiểu ở pH = 5, nước tiểu bão hòa với 60mg aicd uric, ở độ pH = 6, nước tiểu bão hòa với 220mg Aicd uric. Độ pH thấp của nước tiểu, khiến sỏi acid uric dễ hình thành hơn.

Sỏi Acid Uric có màu hung, khá rắn, không bắt cản quang, thường gặp ở người châu Âu hơn người châu Á.

vicare.vn-soi-nieu-quan-hinh-thanh-the-nao-body-2

Sỏi Cystin

Sỏi có màu nâu nhạt, khá rắn, ít bắt thuốc cản quang, xuất hiện khá nhiều người bệnh trẻ.

Sỏi kết hợp với nhiễm khuẩn

Sỏi kết hợp nhiễm khuẩn là sỏi có thành phần gồm Photphat, amoniac, magnesin, ngoài ra còn kết hợp Carbohidrat apatit. Dưới dạng sỏi san hô ở hai bên thận, dễ gây suy thận, gây gặp ở nữ giới. Khi cơ thể có một số loại vi khuẩn như Staphylococcus, Proteus, Pseudomonas, Klebsiella ..., tác động lên ure niệu, làm nước tiểu tính hơi kiềm có pH > 7, gây tăng bicarbonat, ion amonium gây tạo thành sỏi.

Thực tế các sỏi thường phối hợp lẫn nhau tạo thành sỏi hỗn hợp.

Triệu chứng của sỏi niệu quản

Cơn đau quặn thận điển hình

Cơn đau kịch phát, đột ngột, nhất là khi người bệnh vận động mạnh, chạy nhảy, gánh, vác... Cơn đau dữ dội như nghiền nát phủ tạng, đau vùng thắt lưng, lan dọc xuống bộ phận sinh dục ngoài, mặt trong đùi.

Người bệnh đau, không thể nằm yên được, ấn vào vùng thắt lưng đau dữ dội, phản ứng cơ thắt lưng.

Nôn, bụng trướng, không đi vệ sinh nặng được, tiểu buốt tiểu rắt, tiểu máu toàn bãi. Cơn đau có thể kéo dài vài chục phút hoặc vài ngày.

Cơn đau quặn thận không điển hình

Trường hợp sỏi nhỏ, không vào vị trí hẹp trên đường niệu quản, thì chưa xuất hiện cơn đau quặn thận điển hình, Lúc này, người bệnh thấy đau âm ỉ thắt lưng, tăng lên khi lao động nặng hoặc đau khi đấm nhẹ vào vùng thắt lưng. Cơn đau không có hướng lan.

Người bệnh bị rối loạn tiểu tiện, đái buốt đái rắt

Trường hợp sỏi niệu quản nằm sát bàng quang, kích thích bàng quang gây nên triệu chứng viêm bàng quang.

Xuất hiện đái máu

Người bệnh có thể đái máu toàn bãi, nước tiểu đỏ tươi, có thể xuất hiện máu cục. Sau khi người bệnh vận động mạnh, bưng vác nặng, di chuyển trên đường xóc... người bệnh có thể xuất hiện đái máu, cơn đau quặn thận.

Đái có màu đục

Nước tiểu có biến chứng nhiễm khuẩn, xuất hiện màu vẩn đục sau rồi đục dần như nước vo gạo, có mùi thối...

Xuất hiện tình trạng vô niệu

Lượng nước tiểu < 150ml/24h.

Mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, ăn kém, gầy sút cân.

Khi xuất hiện biến chứng, có thể thấy thận to, đau do ứ nước, rung thận dương tính.

Sỏi niệu quản hình thành thế nào?

Chiếm đến 80% nguyên nhân sỏi niệu quản là do sỏi thận rơi xuống. Sự di chuyển của sỏi thận xuống niệu quản, khoảng 80% sỏi sẽ rơi xuống bàng quang và đi ra ngoài, còn số còn lại sẽ nằm ở những vị trí hẹp trong đường đi của niệu quản, chẹn đường đi, gây biến chứng cho thận.

Theo nghiên cứu của A.Jaclin, sỏi có đường kính < 6mm, xấp xỉ 80% sẽ dễ thải ra ngoài trong vòng 3 tháng.

Sỏi niệu quản sinh ra tại chỗ do dị dạng niệu quản như trường hợp niệu quản phình to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ... có thể là yếu tố dẫn đến ứ đọng nước tiểu, lắng đọng tinh thể kết tụ thành sỏi.

vicare.vn-soi-nieu-quan-hinh-thanh-the-nao-body-3

Nguyên nhân sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản quản có hai yếu tố kết thành, được Bowman và meckel nghiên cứu nhận thấy.

  • Mucoproteine: giống như chất keo dính, kết dính các tinh thể với nhau, tạo thành sỏi.
  • Tinh thể hòa tan trong nước tiểu: calci, oxalat, phosphat, magie, urat, cystine...

Khi nước tiểu bị cô đặc, pH của nước tiểu thay đổi, các chất hòa tan trong nước tiểu cô lại, các chất hòa tan trong nước tiểu kết tinh lại thành tinh thể, sẽ được loại bỏ ra bằng dòng nước tiểu. Chất Mucoproteine kết dính chúng lại với nhau, tạo nên viên sỏi. Sự cô đặc nước tiểu, là yếu tố dễ gây ra sỏi.

Khi nước tiểu chứa vi khuẩn, xác tế bào... có thể trở thành vật thể để các tinh thể đọng xung quanh, tạo thành sỏi.

Khi dung dịch nước tiểu được cô đặc vượt mức hòa tan, thì các tinh thể dễ kết tinh hình thành sỏi.

Sự thay đổi độ pH nước tiểu, dưới sự tác động của một số loại vi khuẩn như Proteus Mirabilis, tiết ra men urease phân hủy ure thành Amoniaque, làm nước bị kiềm hóa có pH < 6,5 khiến Phosphate - magie bị kết tinh lại. Nếu nước tiểu pH < 6, tạo điều kiện cho ure kết tinh.

Nước tiểu bị cô đặc do môi trường nóng, dễ đổ mồ hôi, mất nước.

Sỏi Acid Uric dễ xuất hiện khi chuyển hóa Purine tăng, có thể do ăn nhiều lòng lợn, lòng bò, thịt cá khô, nấm...

Bệnh nhân gout, dễ lắng đọng chất kết tinh hơn.

Phân hủy các khối ung thư khi sử dụng thuốc hóa trị liệu.

Biến chứng sỏi niệu quản

  • Ảnh hưởng đến chức năng thận, gây suy thận cấp, suy thận mạn, mất chức năng thận nếu tắc nghẽn niệu quản trong thời gian dài.
  • Đái máu vi thể hoặc đại thể, gây thiếu máu.
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu phía trên sỏi, gây giãn đài bể thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Thận giãn do ứ nước.
  • Viêm bể thận cấp.
  • Thận ứ mủ do nhiễm trùng.
  • Sỏi niệu quản xuất hiện hai bên rất nguy hiểm, có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng vô niệu (anurie).

Phòng tránh bệnh sỏi niệu quản

vicare.vn-soi-nieu-quan-hinh-thanh-the-nao-body-4
Uống đủ nước mỗi ngày sẽ hạn chế tình trạng hình thành sỏi niệu quản

Để phòng tránh sỏi thận, chúng ta phải hạn chế yếu tố nguyên nhân sỏi niệu quản, cần thực hiện một số biện pháp dưới đây.

Nên uống nhiều nước, uống theo nhu cầu, nhưng cũng phải đủ từ 1,5 - 2 lít/ngày, chia đều uống trong ngày, hạn chế uống một lần nhiều nước. Khi vận động nhiều, hoạt động nơi nắng nóng, mất nhiều mồ hôi, cần bổ sung nước thường xuyên.

Điều trị tốt một số bệnh như: loại trừ u tuyến cận giáp, u tủy xương, điều trị chứng calci niệu tăng...

Chế độ dinh dưỡng

  • Giảm lượng thức ăn có nhiều oxalate như: rau muống, chocolate...
  • Sỏi cystine: giảm chế độ ăn chứa acide amine có lưu huỳnh.
  • Sỏi oxalate có calci niệu tăng, phospho máu giảm: nên bổ sung Phospho uống theo chỉ định bác sĩ.

Giữ vệ sinh cơ thể tốt, nhất là bộ phận sinh dục, tránh bị nhiễm khuẩn tiết niệu.

Bỏ thói quen nhịn tiểu, khi buồn tiểu nên đi tiểu.

Tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Khi vận động nhiều, nếu có xuất hiện viên sỏi nhỏ, cũng sẽ dễ rơi xuống bàng quang để thoát ra ngoài qua đường tiểu, tránh hiện tượng kết tinh, lắng đọng nhiều, gây sỏi to phải điều trị can thiệp sâu hơn.

Sỏi niệu quản gây những cơn đau dữ dội cho người bệnh, nhất là khi viên sỏi di chuyển hoặc vận động mạnh. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp được những kiến thức hữu ích cho quý độc giả về sỏi niệu quản hình thành thế nào, nguyên nhân sỏi niệu quản và những hình ảnh sỏi niệu quản sát thực nhất, giúp độc giả có cái nhìn rõ nhất về căn bệnh này. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Phát hiện sớm suy thận cấp
  • Liệu bệnh sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
  • Tiểu ra máu cục là biểu hiện bệnh gì và nên khám ở đâu?