Sốc phản vệ ở trẻ em – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng xuất hiện nhanh chóng sau khi sử dụng thuốc, ăn thực phẩm lạ, côn trùng đốt...có thể dẫn đến những tai biến nghiêm trọng hoặc thậm chí là tử vong. Hiện tượng nguy hiểm này thường gặp ở cả trẻ em lẫn người trưởng thành, khi triệu chứng biểu hiện càng sớm thì bệnh càng nặng và nguy cơ tử vong càng cao. Do đó, hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị là chìa khóa an toàn để xử lý kịp thời, chính xác cho người bệnh.

Sốc phản vệ ở trẻ em – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Sốc phản vệ ở trẻ em – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng xuất hiện nhanh chóng sau khi sử dụng thuốc, ăn thực phẩm lạ, côn trùng đốt...có thể dẫn đến những tai biến nghiêm trọng hoặc thậm chí là tử vong. Hiện tượng nguy hiểm này thường gặp ở cả trẻ em lẫn người trưởng thành, khi triệu chứng biểu hiện càng sớm thì bệnh càng nặng và nguy cơ tử vong càng cao. Do đó, hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là chìa khóa an toàn để xử lý kịp thời, chính xác cho người bệnh.

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một trong những trường hợp y tế khẩn cấp và vô cùng nghiêm trọng cho bệnh nhân cũng như y bác sĩ trực tiếp điều trị. Tình trạng này xảy ra do hệ thống miễn dịch đáp ứng nhầm lẫn đối với một chất vô hại như thể nó là mối đe dọa cho cơ thể. Từ đó, cơ thể sẽ kích thích quá trình giải phóng histamine và một số chất khác gây nên những triệu chứng nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.

vicare-soc-phan-ve-o-tre-em-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-chua-tri-body-1

Triệu chứng sốc phản vệ thường gặp ở trẻ em

Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng hai giờ sau khi tiếp xúc với các chất, đôi khi sau vài phút hay khoảng bốn giờ sau đó. Sốc phản vệ hiếm gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguyên nhân là do ít tiếp xúc trực tiếp với nhiều chất gây dị ứng, đặc biệt là chất gây dị ứng thực phẩm. Một số biển hiện điển hình bao gồm:

- Phù nề ở da, môi, cổ họng, lưỡi, hoặc khuôn mặt

- Thở khò khè hoặc khó thở nặng

- Mạch đập nhanh hoặc nhịp tim không đều

- Nổi mề đay

- Mất ý thức

- Nôn

- Bệnh tiêu chảy

- Da rất xanh xao và đổ nhiều mồ hôi

vicare-soc-phan-ve-o-tre-em-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-chua-tri-body-4

Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các phản ứng dị ứng cho cơ thể người bệnh, nhưng phổ biến nhất đó là:

- Đậu phộng, hạt điều, quả óc chó, tôm, cá, sữa và trứng là những thủ phạm phổ biến nhất, - Thuốc kháng sinh nhóm penicillin, thuốc sulfa, insulin và các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin và ibuprofen.

- Côn trùng đốt, đặc biệt là ong vò vẽ, ong mật, ong vàng, ong bắp cày, ong bắp cày, kiến lửa...

- Nhựa cây

- Chất bảo quản thực phẩm và chất tạo màu

https://dwbxi9io9o7ce.cloudfront.net/original_images/vicare-soc-phan-ve-o-tre-em-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-chua-tri-body-.jpg

Xử lý ra sao khi trẻ gặp phải tình trạng sốc phản vệ?

Liên hệ cấp cứu ngay nếu em bé của bạn đang bị khó thở hoặc bất tỉnh. Sau đó, dốc ngược người xuống để giảm nguy cơ tai biến của sốc phản vệ, đồng thời cố gắng giữ bình tĩnh cho người bệnh và chính mình bằng cách trò chuyện. Thêm nữa, đừng bao giờ sử dụng histamin đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Ngay cả với người trưởng thành chỉ khuyến cáo sử dụng histamin khi không xuất hiện triệu chứng khó thở.

Trong quá trình cấp cứu, các bác sĩ chuyên khoa sẽ điều trị ngay tại chỗ bằng cách tiêm epinephrine để ngăn chặn phản ứng trong vài phút. Epinephrine làm cho tim đập mạnh hơn, thư giãn các cơ bắp, làm giảm sưng và tăng cường lưu thông mạch máu để tăng lưu lượng máu đến các khu vực quan trọng như tim, não. Sau những bước xử lý tạm thời, trẻ sẽ được nhập viện để kiểm tra và theo dõi diễn biến của sốc phản vệ.

vicare.vn-soc-phan-ve-o-tre-em-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-chua-tri-body-3

Phòng tránh sốc phản vệ ở trẻ em bằng cách nào?

Áp dụng các biện pháp phòng tránh là cách tốt nhất để bảo vệ con bạn khỏi những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của sốc phản vệ. Do đó, hãy bắt đầu chăm sóc bé yêu với những lời khuyên dưới đây:

- Nếu em bé của bạn bị dị ứng với thực phẩm nào đó thì chỉ với một lượng rất nhỏ, phản ứng dị ứng cũng được kích hoạt. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cẩn trọng trong việc ăn uống của trẻ nhỏ bằng xem xét các thành phần chứa trong thực phẩm sử dụng hàng ngày.

- Giữ không gian vui chơi của bé sạch sẽ để tránh tình trạng côn trùng cắn, đốt. Ngoài ra, đừng quá dựa dẫm vào thuốc xịt côn trùng vì chúng không thể đẩy lùi được ong, kiến lửa.

- Ngoài ra, không nên để con bạn đi bộ ra ngoài bằng chân trần để tránh vô tình bước vào một loài côn trùng chích hay cắn.

- Hãy luôn chắc chắn rằng bất cứ ai chăm sóc cho con bạn, chẳng hạn như người thân, giáo viên dạy trẻ... hiểu rõ về loại thuốc hoặc thực phẩm gây dị ứng cho trẻ.

- Nếu con bạn có tiền sử dị ứng, hãy trò chuyện với bác sĩ để nhận được những lời khuyên hoặc kê đơn thuốc giải dị ứng mang theo.

Sốc phản vệ ở trẻ em thường gây ra nhiều tai biến và có tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, khi con bạn xuất hiện những biểu hiện khác thường, hãy liên hệ tới bác sĩ uy tín hoặc cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị sốc phản vệ kịp thời.

>>> Xem thêm: Thế nào là sốc phản vệ và cách phòng tránh sốc phản vệ cho trẻ