Sốc nhiễm khuẩn là bệnh gì?
Sốc nhiễm khuẩn là bệnh vô cùng nguy hiểm, được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc trang bị những kiến thức liên quan là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp bạn biết cách bảo vệ bản thân khi có dấu hiệu mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin: sốc nhiễm khuẩn là bệnh gì?
Sốc nhiễm khuẩn là bệnh gì?
Dấu hiệu cũng như cách chẩn đoán bệnh, để từ đó có phương pháp điều trị đúng.
Vào tháng 11 năm 2017, tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đã xảy ra vụ việc 4 trẻ sơ sinh đột ngột tử vong bất thường. Sau khi điều tra, nguyên nhân được xác định ban đầu là bởi sốc nhiễm khuẩn trên trẻ sinh non suy hô hấp. Đây là lời cảnh báo cho mức độ của sốc nhiễm khuẩn cần phải đề phòng. Đặc biệt, bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ nhóm đối tượng nào gây ra những hệ lụy vô cùng đáng tiếc
Sốc nhiễm khuẩn là bệnh gì?
Sốc nhiễm khuẩn là khái niệm dùng để chỉ tình trạng cơ thể bị sốc, là biểu hiện nặng của nhiễm khuẩn hay biến chứng nặng của nhiễm trùng huyết. Nếu được phát hiện kịp thời, bệnh có thể được chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên ngược lại, bệnh nhân sẽ bị tổn thương tế bào, tổn thương đa cơ quan và dẫn tới tử vong. Do sốc nhiễm khuẩn có biểu hiện đa dạng, rất khó chẩn đoán, thế nên đây được cho là một trong những mối nguy hại đối với sức khỏe cần được đề phòng.
Sốc nhiễm khuẩn có dấu hiệu thế nào?
Tùy từng loại bệnh khác nhau mà bệnh nhân cũng có nguy cơ bị sốc nhiễm khuẩn với những dấu hiệu khác nhau.
- Thông thường ở giai đoạn đầu, người bệnh thường có những dấu hiệu của tình trạng nhiễm khuẩn như nhiệt độ cơ thể tăng giảm thất thường. Đôi khi, tình trạng tăng giảm nhiệt độ khiến cơ thể cảm thấy rét run, nhất là thường gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, sinh non và mắc các bệnh suy giảm miễn dịch. Trong một số trường hợp, nhịp tim nhanh và thở nhanh cũng được cho là biểu hiện sốc nhiễm khuẩn ở giai đoạn sớm.
- Ở giai đoạn tiếp theo, người mắc bệnh có cảm giác lo lắng, tinh thần bất ổn. Trên da xuất hiện các đốm xuất huyết, bầm máu hoặc hồng ban...
- Với giai đoạn muộn, người bệnh giảm huyết áp, có dấu hiệu suy tim, gan phù, tiểu ít... Lâu dần dẫn tới li bì hoặc hôn mê...
Thực tế, sốc nhiễm khuẩn có khả năng dẫn đến tử vong với tỉ lệ khá cao, từ 40 – 60%. Tuy nhiên, vẫn khá nhiều người chủ quan khi có dấu hiệu mắc bệnh. Đến khi phát hiện thì bệnh đã diễn biến nghiêm trọng rất khó điều trị.
Làm thế nào để chẩn đoán tình trạng sốc nhiễm khuẩn?
Như vậy, bạn đã nắm được thông tin cơ bản về sốc nhiễm khuẩn là bệnh gì , vậy làm thế nào để chẩn đoán tình trạng sốc nhiễm khuẩn?
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, việc chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn là điều không hề dễ dàng. Hầu hết việc chẩn đoán dựa vào một số triệu chứng như thân nhiệt tăng hoặc hạ, thở nhanh, mạch đập nhanh, tăng giảm bạch cầu, hạ huyết áp, tinh thần bất ổn... Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng xuất hiện những dấu hiệu nói trên. Một số bệnh như nhồi máu cơ tim, sốc phản vệ... cũng gây ra các biểu hiện tương tự như với nhiễm khuẩn.
Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ, các bác sĩ sẽ thực hiện nhiều thao tác kiểm tra khác như tiến hành siêu âm, Xquang tim phổi, CT scan ... nhằm có thể chẩn đoán đường vào nhiễm khuẩn thông qua hình ảnh. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán máu với hai mẫu gốm mẫu qua đường tĩnh mạch đã lưu trên 48 giờ và mẫu qua đường ngoại vi...Nhìn chung, phải trải qua hàng loạt các loại xét nghiệm khác nhau, bác sĩ mới kết luận được bạn có đang bị sốc nhiễm khuẩn hay không.
Với sốc nhiễm khuẩn, nếu bệnh nhân không được chẩn đoán, cấp cứu kịp thời vòng 6 giờ đồng hồ, bệnh thường khó cứu chữa do các tế bào đã bị, suy tạng. Thế nên, khi nhận thấy người bệnh có những triệu chứng mắc bệnh, bạn cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn chăm sóc, điều trị.
Như vậy, các bạn vừa cùng tìm hiểu sốc nhiễm khuẩn là bệnh gì cũng như một số dấu hiệu giúp chẩn đoán bệnh để hỗ trợ điều trị kịp thời. Các bạn hãy nhớ tuyệt đối không tự ý chẩn đoán bệnh, tự mua thuốc sử dụng, hãy đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được trị bệnh kịp thời.
Xem thêm:
- Xuất hiện đốm đỏ trên da không ngứa là bị làm sao?
- Những lưu ý chăm sóc trẻ bị sốt vào mùa hè
- Những lưu ý chăm sóc trẻ khi bị sốt virus mẹ cần biết