Sổ mũi lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Sổ mũi là bệnh lý xảy ra khá phổ biến, bất cứ đối tượng nào cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ em mắc bệnh khá nhiều, do hệ miện dịch còn kém nên không đủ chất đề kháng để vượt qua. Có những trường hợp bị sổ mũi lâu ngày không khỏi, gây ra khó chịu và ảnh hưỡng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Sổ mũi lâu ngày không khỏi phải làm sao? Sổ mũi lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Nguyên nhân sổ mũi lâu ngày không khỏi

Khi bệnh nhân mắc phải các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, như viêm mũi dị ứng, viêm mũi viêm xoang, viêm mũi vận mạch... nếu không được điều trị cũng đều khiến cho tình trạng sổ mũi lâu ngày không khỏi.

Khi vùng mũi bị tổn thương, chỉ cần có các tác nhân từ yếu tố môi trường bên ngoài như: thời tiết, khói bụi, phấn hoa... là mũi đều có thể bị kích ứng dẫn đến sổ mũi liên tục. Bên cạnh đó nếu như bạn đang mắc phải tình trạng viêm xoang, đây là vấn đề khá phổ biến mà tỷ lệ người mắc phải đang ngày một gia tăng. Trong viêm xoang người bệnh hay gặp phải các triệu chứng như: nghẹt mũi; chảy mũi trước, chảy mũi sau; nhức đầu... Những biểu hiện này sẽ là thường xuyên nếu như không được điều trị và trở thành viêm xoang mạn tính.

Đặc biệt đối với trẻ em, nếu như bị mắc phải các bệnh lý do viêm mũi họng hay cảm cúm thì cũng dễ dẫn đến tình trạng sổ mũi lâu ngày không khỏi.

>>> Xem thêm: Sổ mũi vàng đặc là dấu hiệu của bệnh gì?

vicare.vn-so-mui-lau-ngay-khong-khoi-phai-lam-sao

Sổ mũi lâu ngày không khỏi có nguy hiểm?

Nếu như bị sổ mũi kéo dài do nguyên nhân thời tiết, cảm cúm thông thường mà không được điểu trị sẽ gây ra tổn thương cho viêm mạc của mũi. Với trẻ em, tình trạng nàynếu không giải quyết đúng mức có thể làm cho trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc, cơ thể không được phục hồi sức khỏe, thức dậy sẽ uể oải và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì nghẹt mũi ảnh hưởng nhiều hơn. Do tuổi này các bé thở chủ yếu bằng bụng, mũi lại rất nhỏ nên đôi khi chỉ vì nghẹt mũi đơn giản cũng có thể khiến trẻ khó thở, khò khè, bỏ bú, quấy khóc...

Sổ mũi kéo dài, cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về tai mũi họng. Do các dịch nhầy tiết ra, người bệnh sẽ chịu cảnh khụt khịt cả ngày. Bên trong mũi sẽ ngày càng bị đỏ, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm là rất cao.

>>> Xem thêm: Sổ mũi hắt hơi khi mang thai có nguy hiểm?

Biện pháp khắc phục

Khi bị sổ mũi kéo dài, có nhiều người chọn cách dùng thuốc để trị bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cũng cần lưu ý đến đối tượng sử dụng. Nếu là trẻ em, thì việc lạm dụng thuốc, đặc biệt các thuốc kháng histamin như chlorpheniramine không đúng liều lượng có thể làm tình trạng tắc mũi trở nên nặng hơn, dịch tiết mũi đặc lại, nước mũi không chảy ra ngoài gây khó thở. Nhiều trẻ nhỏ cho dùng liều lượng không đúng sẽ dẫn đến tác dụng phụ, vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng thuốc để điều trị.

Bên cạnh đó, khi sổ mũi thì việc dùng nước muối sinh lý để nhỏ rửa sach mũi là biệp pháp khá phổ biến, được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên cách làm này cũng cần tiến hành đúng cách với trẻ nhỏ, khi trẻ xì mũi lưu ý không để trẻ bịt cả hai bên cánh mũi, nhiều khi tăng áp lực đột ngột lên vùng mũi xoang, có thể dẫn đến biến chứng, thậm chí gây viêm xoang.

vicare.vn-so-mui-lau-ngay-khong-khoi-phai-lam-sao

Khi bị sổ mũi, nên bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất từ rau, củ, quả... Nếu bị cảm, có thể sử dụng món ăn dân gian như cháo hành- tía tô, cháo gà, cháo trứng... để trị cảm, giữ ấm. Cần thường xuyên rửa tay, vì 80% các loại bệnh nhiễm trùng đều lây qua tiếp xúc. Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt khi trong nhà có người bị bệnh.

Nếu như sổ mũi kéo dài và không thể nào trị , bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị. Tránh những biến chứng về các bệnh tai mũi họng có thể xảy ra.

>>> Xem thêm: Một số cách trị sổ mũi cho trẻ hiệu quả