Sợ ánh sáng, tiếng ồn cũng là bệnh - xem ngay bài viết này

1. Bệnh lý dễ gây đột quỵ ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại hay bị bỏ qua

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện nay, có tới 11% dân số ở độ tuổi trưởng thành đang phải chịu các cơn đau nửa đầu, trong đó phụ nữ chiếm tới 3⁄4 mà không biết cách để chấm dứt các cơn đau này.

Theo như bác sĩ CKI Nguyễn Đình Tuấn- Chuyên khoa thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: bệnh đau đầu vận mạch hay đau nửa đầu Migraine với triệu chứng đó là đau đầu mạnh thường xảy ra ở một bên. Bệnh hay gặp ở người trẻ tuổi từ 10 đến 45 tuổi.

Tổ chức Y tế thế giới đã xếp hạng bệnh Migraine vào 1 trong số 20 căn bệnh hàng đầu gây thương tật, làm mất sức lao động và tiêu tốn nhiều tiền, sẽ trở thành vấn nạn lớn toàn cầu.

Bệnh Migraine là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ ở người trẻ tuổi.

2. Sợ ánh sáng, tiếng ồn có phải là bệnh lý?

Nếu tách riêng hai triệu chứng đó là sợ ánh sáng đơn thuần hoặc sợ tiếng ồn đơn thuần, thì có thể những triệu chứng này không mang nhiều tín hiệu về việc bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đồng thời nhạy cảm với cả ánh sáng và cả tiếng ồn thì rất có thể bạn đã mắc phải căn bệnh Migraine. Bệnh Migraine có những triệu chứng ban đầu:

  • Tâm trạng có thể thay đổi đột ngột, tự nhiên trầm cảm hoặc cáu kỉnh.
  • Không chịu được với ánh sáng quá chói (sợ tiếp xúc với ánh sáng, nhạy cảm với ánh sáng).
  • Không chịu được tiếng ồn (nhạy cảm với âm thanh).
  • Tăng động.
  • Cảm giác uể oải và rất mệt mỏi.
  • Thay đổi khẩu vị, buồn nôn...

Sau khi gặp phải các triệu chứng ban đầu này, thì bạn sẽ gặp phải tình trạng “ tiền triệu thoáng qua” như: thấy chớp sáng, ánh sáng nhấp nháy, vầng hào quang hoặc điểm mù... Tình trạng này thường kéo dài từ 10-30 phút, sau đó là sự xuất hiện của các cơn đau đầu và đau âm ỉ (hoặc đau nhói) ở một bên đầu.

3. Bệnh đau nửa đầu thường gặp ở những đối tượng nào?

Bệnh đau nửa đầu thường gặp ở những người suy nghĩ nhiều, những người làm việc quá sức hay thay đổi hormone, cụ thể:

  • Người làm việc văn phòng: những người thường xuyên phải chịu áp lực công việc lớn, khối lượng công việc nhiều...
  • Người hay bị stress, căng thẳng...
  • Những người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh: thức khuya, ngủ không đủ giấc, thường xuyên sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
  • Bị ánh nắng chiếu quá nhiều.

4. Điều trị bệnh Migraine

Đối tượng thường gặp nhất của căn bệnh này chính là nữ giới độ tuổi dưới 45. Trên thực tế cho thấy, những người bị Migraine thường đến khám muộn do thường bị chẩn đoán nhầm sang thành bệnh đau đầu căng thẳng, bệnh thiếu máu não hay rối loạn tiền đình.

Việc chẩn đoán sai dẫn đến việc điều trị bệnh không được hiệu quả, làm cho bệnh Migraine diễn biến nặng và khó điều trị hơn. Nếu người bệnh bị Migraine được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ đạt được kết quả tốt.

Để điều trị bệnh Migraine, người bệnh không nhất thiết phải sử dụng thuốc hay can thiệp các biện pháp y học. Bằng cách sử dụng một vài biện pháp đơn giản cũng có thể làm giảm thiểu đáng kể các cơn đau đầu mà bạn gặp phải.

  • Ngủ đủ giấc: cố gắng ngủ đủ 6-8 tiếng/ ngày, đồng thời hãy thực hiện các động tác massage, thư giãn, giữ tinh thần thoải mái và tích cực. Đây được xem là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao, ngủ đủ giấc giúp thần kinh được nghỉ ngơi và giảm stress.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất và cân bằng. Khi gặp căng thẳng hay áp lực, có thể sử dụng hoa cúc, trà gừng... để cải thiện tâm trạng thay vì sử dụng các chất kích thích như: cà phê, bia, rượu...
  • Giữ tinh thần và sức khỏe tốt: tăng cường rèn luyện thể thao, nâng cao sức khỏe. Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích, không những mang lại cho bạn một sức khỏe tốt mà còn giúp tinh thần thêm thư thái, cải thiện khả năng tập trung.
  • Nếu áp dụng các phương pháp trên mà không thấy giảm các cơn đau đầu, thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị, không nên tự ý mua thuốc giảm đau tại nhà.
  • Đặc biệt, nếu thấy các cơn đau đầu xuất hiện kèm với các triệu chứng như sốt, cứng gáy, nôn mửa... thì ngay lập tức bạn cần đi khám bác sĩ.

Những triệu chứng như sợ ánh sáng, tiếng ồn cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra đột quỵ ở người trẻ tuổi. Vì vậy nếu gặp phải tình trạng này, đừng bỏ qua các dấu hiệu mà hãy đi kiểm tra tình hình sức khỏe của bản thân, từ đó nhận được sự tư vấn và điều trị phù hợp nhất của các bác sĩ. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Xem thêm:

  • Đau nửa đầu sau khi ngủ dậy là bị làm sao?
  • Đau nửa đầu migraine là gì ?
  • Cách điều trị và phòng ngừa đau đầu migraine