Sinh thường lần 1 bị rạch tầng sinh môn, sinh thường lần 2 có bị rạch tiếp không?
Rạch tầng sinh môn khi sinh nở là một thủ thuật được áp dụng phổ biến giúp chị em phụ nữ sinh con một cách dễ dàng và suôn sẻ hơn. Nhưng cảm giác đau rát, khó chịu sau khi sinh có thể trở thành nỗi ám ảnh với các mẹ. Những người sinh con lần 1 đã phải tiến hành rạch tầng sinh môn đều có chung thắc mắc là khi sinh con lần 2 có phải rạch tiếp nữa không?
Sinh thường lần 1 bị rạch tầng sinh môn, sinh thường lần 2 có bị rạch tiếp không?
Rạch tầng sinh môn khi sinh nở là một thủ thuật được áp dụng phổ biến giúp chị em phụ nữ sinh con một cách dễ dàng và suôn sẻ hơn. Nhưng cảm giác đau rát, khó chịu sau khi sinh có thể trở thành nỗi ám ảnh với các mẹ. Những người sinh con lần 1 đã phải tiến hành rạch tầng sinh môn đều có chung thắc mắc là khi sinh con lần 2 có phải rạch tiếp nữa không?
1. Tầng sinh môn là gì?
Tầng sinh môn hay còn gọi là đáy chậu, gồm tất cả các phần mềm, gân, cơ, dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu. Tầng sinh môn có dạng hình trám, giới hạn ở phía trước là xương mu, 2 bên là hai ụ ngồi và phía sau là đỉnh xương cụt. Tầng sinh môn được chia làm 2 phần, tầng sinh môn trước (đáy chậu niệu dục) và tầng sinh môn sau (đáy chậu hậu môn). Tầng sinh môn có vai trò nâng đỡ các cơ quan trong tiểu khung như bàng quang, tử cung, âm đạo, trực tràng. Với những người sinh thường, trong quá trình chuyển dạ sinh con, tầng sinh môn sẽ giãn ra, giúp cho ống âm đạo rộng hơn để chuẩn bị cho đầu thai nhi được đẩy ra ngoài. Khi đó, quá trình em bé ra đời cũng sẽ dễ dàng và an toàn hơn.
2. Tại sao phải rạch tầng sinh môn?
Rất nhiều các trường hợp sinh thường đều được các bác sĩ rạch tầng sinh môn khi cần thiết. Trong trường hợp tầng sinh môn không giãn nở được, khi sinh sẽ rất dễ bị rách, gây tổn thương đến bộ phận sinh dục. Vì thế, các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ dự đoán trường hợp xảy ra để tìm giải pháp tốt nhất cho sản phụ.
Trong những trường hợp tầng sinh môn dù đã giãn nhưng do đầu bé quá to, thai ngược hay trọng lượng quá lớn, bác sĩ hay nữ hộ sinh cũng chủ động cắt một đường ngắn trên tầng sinh môn giúp bé ra đời nhanh chóng, tránh trường hợp cố rặn làm rách tầng sinh môn. Vết khâu bị rách sẽ khó đạt được độ thẩm mỹ cao như khâu vết chủ động rạch tầng sinh môn.
3. Sinh thường lần 1 bị rạch tầng sinh môn, sinh thường lần 2 có bị rạch tiếp không?
Bằng chứng khoa học đã khẳng định không phải cứ rạch tầng sinh môn ở lần đầu sinh con thì lần 2 cũng như vậy. Một nghiên cứu của các chuyên gia Úc cho thấy bạn không hề bị bắt buộc phải rạch tầng sinh môn nếu như chỉ vì đã từng phải làm thủ thuật này ở lần sinh trước.
Ở lần sinh thứ 2, tầng sinh môn đã được thử thách trong lần sinh thường trước, nên khi chuyển dạ sinh kỳ này, tầng sinh môn đã giãn rộng. Do vậy, theo quan điểm mới hiện nay của các chuyên gia về sản khoa, khuyến khích các bác sĩ đỡ sinh thật khéo, cố gắng giữ cho tầng sinh môn của người mẹ giãn nở thật tốt để tránh việc phải tiếp tục rạch tầng sinh môn ở lần sinh thứ 2 này.
4. Làm thế nào để giảm đau và giúp tầng sinh môn chóng lành?
- Sử dụng gói sẽ giúp tầng sinh môn giảm sưng một cách hiệu quả. Vì vậy, hãy sử dụng “bảo bối” này trong vòng 24 - 72 giờ đầu tiên, tùy thuộc mức độ sưng.
- Tập nhẹ nhàng các bài tập hay thực hiện một vài vật lý trị liệu. Các bài tập sẽ giúp hạn chế việc chảy máu vùng kín và tạo sự dẻo dai cho khung chậu, ngăn chặn các vấn đề tiêu cực của ruột hay bàng quang.
- Đổ nước ấm vào đáy chậu và ngâm vùng kín để cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.
- Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như trái cây, rau quả giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn khi đi vệ sinh.
- Việc uống nhiều nước cũng có thể giúp cho vết rạch tầng sinh môn chóng lành.
- Mặc quần áo rộng rãi, nên sử dụng chất liệu cotton, bông mềm để hạn chế việc làm tổn thương đến vết rạch.
- Chú ý vệ sinh cơ thể đúng cách để tránh nhiễm trùng. Rửa sạch vùng hạ bộ dưới bằng xà phòng nhẹ hoặc nước rửa “vùng kín” không mùi, sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch hoặc khăn giấy dùng một lần.
Lưu ý:
- Hãy gọi cho bác sĩ hoặc người chăm sóc y tế nếu bạn bị đau, sưng kéo dài và ngày càng nặng hơn, hoặc có cảm giác căng kéo tầng sinh môn làm cho di chuyển khó khăn.
- Bạn cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia nếu bị sốt hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng khác như âm đạo chảy nước có mùi hôi, chảy máu...
- Cục máu đông xuất hiện sau khi ngồi hoặc nằm yên trong một thời gian dài có thể là bình thường. Tuy nhiên, nếu xuất hiện nhiều hoặc tiếp tục tăng thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
- Khi mũi khâu của bạn đã được chữa lành thì việc sinh hoạt vợ chồng trở lại là hết sức bình thường. Lần đầu tiên quan hệ tình dục sau khi rạch tầng sinh môn, bạn có thể cảm thấy đau đớn. Khi chưa sẵn sàng, hãy thư giãn càng nhiều càng tốt và có thể nhờ đến chất bôi trơn âm đạo để cảm thấy thoải mái hơn.
Không nhất thiết người mẹ nào cũng phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường, chỉ khi nào có chỉ định thì bác sĩ mới cần tiến hành rạch tầng sinh môn. Mục đích sau cùng của việc có rạch hay không đều là để bé sinh ra dễ dàng, hoàn toàn khỏe mạnh và giúp mẹ không bị tổn thương.
Xem thêm:
- Rạch tầng sinh môn sau sinh thường có được ăn trứng không?
- Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh vết rạch tầng sinh môn sau sinh để đỡ đau, mau khỏi, không để lại sẹo
- Rạch tầng sinh môn khi sinh con được thực hiện như thế nào?