Sinh mổ nên ăn rau gì để nhanh lành và lợi sữa

Thể trạng của sản phụ sinh mổ sau khi trải qua cuộc“vượt cạn” rất yếu. Do đó, lúc này cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đúng cách, nhất là sinh mổ nên ăn rau gì để vết thương nhanh lành và kích thích sữa về cho con bú.

Sinh mổ nên ăn rau gì để nhanh lành và lợi sữa Sinh mổ nên ăn rau gì để nhanh lành và lợi sữa

Sản phụ sau sinh mổ cần chú ý dinh dưỡng

Phụ nữ sinh mổ sẽ có đường ruột bị tác động nên hoạt động kém, dạ dày cũng bị ảnh hưởng. Do đó, sau 6-8 giờ, nếu sản phụ chưa thể xì hơi được thì bác sĩ khuyên không nên ăn uống gì lúc này. Nếu quá đói thì có thể ăn cháo loãng hay một ít súp.

Sau khi xì hơi được thì chị em có thể ăn những thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng. Nhưng để tránh làm vết thương bị nhiễm trùng và chúng được nhanh lành thì sinh mổ nên ăn rau gì, thực phẩm gì cần được chú trọng.

Sản phụ sinh mổ nên ăn rau gì?

Sản phụ sau khi mổ đẻ sẽ rất đau nên ít vận động để không làm ảnh hưởng đến vết thương. Nhưng ăn quá nhiều thì bị táo bón. Do đó, bên cạnh ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và đạm thì chị em nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ cho hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.

Trong thời gian này, chị em nên ăn nhiều loại rau xanh có tính mát như: rau đay, rau ngót, rau má, rau họ bầu, mồng tơi,.. Cụ thể:

  • Rau đay: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên sau sinh mổ có thể ăn 150-250g rau đay cho bữa ăn chính. Vì rau đay giúp mẹ có nhiều sữa và tăng hàm lượng chất béo trong sữa mẹ.
  • Rau ngót: Rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin A, B, C, canxi,... Rau ngót cũng có tác dụng làm cho nguồn sữa mẹ dồi dào, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Có thể ăn canh rau ngót hoặc xay lấy nước uống đều được.
  • Rau má: Rau má là sản phẩm lợi sữa, kháng khuẩn, thanh nhiệt, lưu thông khí huyết và đem lại làn da hồng hào cho mẹ. Mẹ có thể lấy rau má tươi nấu canh cùng thịt gà, thịt bò, thịt heo,... Hoặc có thể hãm với nước sôi để uống mỗi ngày.
sinh-mo-nen-an-rau-gi-de-nhanh-lanh-va-loi-sua-body-1
  • Rau họ bầu (bí, mướp đắng, mướp,...) giúp mẹ lợi sữa sau sinh. Các loại rau này dễ tiêu hóa và có độ dinh dưỡng cao tốt cho mẹ bầu và mẹ vừa sinh mổ.
  • Cỏ cà ri: Cỏ cà ri cũng nằm trong danh sách mẹ sinh mổ nên ăn rau gì vì chúng chứa sắt, canxi và galactagogues - với tác dụng lợi sữa, giúp mẹ hạn chế đầy hơi, đau nhức cơ thể. Các mẹ có thể ngâm hạt cỏ cà ri qua đêm để sáng hôm sau đun sôi lấy nước uống. Hoặc thêm lá cỏ cà ri vào món hầm hay salad đều được.
  • Rau cải xoăn: Loại rau này chứa nhiều canxi, vitamin A, K, sắt, folate. Do đó, mẹ muốn nhanh chóng phục hồi và có sữa cho con bú đừng quên bổ sung rau cải xoăn.
  • Măng tây: Măng tây giàu chất xơ nên sau sinh mổ ăn măng tây thường xuyên giúp con bú sữa mẹ thỏa thích.

Các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác mẹ cần bổ sung

sinh-mo-nen-an-rau-gi-de-nhanh-lanh-va-loi-sua-body-2

Bên cạnh sinh mổ nên ăn rau gì thì còn rất nhiều thực phẩm tốt khác mà mẹ cần bổ sung, chẳng hạn:

  • Thực phẩm giàu chất sắt và đạm như: Thịt bò, thịt heo,.... mà các mẹ sau sinh mổ nên ăn. Chúng có tác dụng hỗ trợ sản sinh máu và giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể mẹ và lợi tiêu hóa vì có vi khuẩn Lactobacillus, Bifido Bacterium có trong sữa phòng tránh được táo bón. Mẹ uống sữa, ăn sữa chua cũng cung cấp nhiều canxi cho bé hình thành răng, xương tốt hơn, quá trình phát triển thể chất tốt nhất.
  • Uống nhiều nước: Bên cạnh việc nên ăn rau gì sau sinh mổ thì mẹ cũng cần uống nhiều nước, đảm bảo 2 lít/ngày để kích thích tiết sữa và hạn chế tình trạng viêm đường tiết niệu.
  • Hạn chế ăn đồ tanh, đồ nếp, lòng trắng trứng gà: Đồ tanh gây ức chế đông máu sau phẫu thuật nên sẽ khiến cho vết thương lâu khỏi. Còn đồ nếp, lòng trắng trứng làm tăng nguy cơ vết thương viêm nhiễm, tạo sẹo lồi

Ngoài ăn uống, các mẹ sinh mổ cũng dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp, vận động nhẹ nhàng để các bộ phận trong cơ thể hoạt động trở lại bình thường.

Với những thông tin trên, hy vọng các mẹ đã biết sinh mổ nên ăn rau gì cùng thực phẩm khác để hồi phục sức khỏe nhanh chóng và lợi sữa cho con.

Xem thêm:

  • Lợi và hại câu chuyện đẻ thường và đẻ mổ- mẹ bầu nên biết
  • Sau khi mổ đẻ ăn được tôm không?