Sinh con vào mùa hè ở 3 tháng cuối thai kỳ cần chú ý những gì?

Sinh con đã rất vất vả, sinh con vào mùa hè còn vất vả hơn bởi thời tiết nóng bức. 3 tháng cuối thai kỳ cùng là thời gian mẹ bầu gặp phải vấn đề như đau lưng, phù... Vậy sinh con vào mùa hè ở 3 tháng cuối nên chú ý điều gì?

Sinh con vào mùa hè ở 3 tháng cuối thai kỳ cần chú ý những gì? Sinh con vào mùa hè ở 3 tháng cuối thai kỳ cần chú ý những gì?

Sinh con đã rất vất vả, sinh con vào mùa hè còn vất vả hơn bởi thời tiết nóng bức. 3 tháng cuối thai kỳ cũng là thời gian mẹ bầu gặp phải các vấn đề như đau lưng, phù... Vậy sinh con vào mùa hè ở 3 tháng cuối của thai kỳ nên chú ý điều gì?

Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng

Phụ nữ mang thai sẽ dễ bị cháy nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trực tiếp hơn người bình thường. Đồng thời việc tiếp xúc với ánh nắng sẽ khiến nhiệt độ của bụng bầu tăng lên gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nhất là khoảng thời gian từ 10h- 16h, nếu phải ra ngoài thì nên sử dụng các sản phẩm kem chống nắng an toàn cho phụ nữ mang thai, đội mũ, mặc áo chống nắng. Các mẹ cũng có thể ra ngoài tắm nắng để tổng hợp vitamin D vào sáng sớm.

Khi cảm thấy toát mồ hôi nhiều, chóng mặt nên ngồi vào chỗ mát, chườm khăn lạnh vào đỉnh đầu, trán để giúp hạ nhiệt.

HoiBenh.vn-sinh-con-vao-mua-he-o-3-thang-cuoi-thai-ky-can-chu-y-nhung-gi-body-2
Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng

Không nổi nóng

Sự thay đổi hormon trong cơ thể khiến mẹ bầu thay đổi tính tình, hay khó chịu. Nhất là vào thời tiết nắng nóng này càng khiến cho các mẹ cảm thấy khó chịu, dễ nổi nóng hơn. Khi mẹ bầu căng thẳng hay nóng giận sẽ khiến cho thai nhi gia tăng khả năng mắc các bệnh như tăng động, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Vì thế trong thời kỳ này mẹ bầu nên hạn chế nổi nóng, các mẹ có thể đi tập thể dục hay nghe nhạc, đọc sách để thư giãn, tâm lý thoải mái hơn.

Mặc quần áo thoáng mát

Sử dụng quần áo thoáng mát giúp cho các mẹ bầu thấy thoải mái nhất là vào thời tiết nóng bức này. Mặc quần áo thoáng mát cũng giúp gia tăng nhiệt độ ở bụng bầu, mẹ có thể chọn các loại quần áo cho chất liệu cotton, màu sắc tươi sáng.

Không ăn hải sản sống, các đồ tái

Mùa hè là thời gian lý tưởng để đi du lịch biển và ăn các món hải sản. Tuy nhiên, các mẹ bầu trong 3 tháng cuối này hệ miễn dịch sẽ kém đi. Việc ăn các đồ hải sản và đồ ăn tái sẽ khiến mẹ bầu bị các vấn đề về tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy,...

HoiBenh.vn-sinh-con-vao-mua-he-o-3-thang-cuoi-thai-ky-can-chu-y-nhung-gi-body-3
Không ăn hải sản sống, các đồ tái

Hạn chế khó chịu khi bị phù chân

Chứng phù chân xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ khiến cho các mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Thời gian mang thai vào mùa hè sẽ càng làm thời gian phù chân tăng lên. Các mẹ nên nằm nghỉ khoảng 30 phút sau khi làm việc. Các mẹ cũng có thể đặt chăn hoặc gối dưới chân giúp chân được kê cao khi ngủ. Nên sử dụng các giày dép rộng rãi, thoải mái.

HoiBenh.vn-sinh-con-vao-mua-he-o-3-thang-cuoi-thai-ky-can-chu-y-nhung-gi-body-4
Hạn chế khó chịu khi bị phù chân

Không ăn các trái cây có tính nóng

Mùa hè có rất nhiều loại trái cây. Tuy nhiên, mẹ bầu nên cân nhắc không nên ăn các loại trái cây có tính nóng như nhãn, vải thiều, mít...các mẹ có thể ăn các loại quả mát, giúp giải độc khiến mẹ bầu thấy thoải mái như đu đủ, bưởi, cam...

Uống nhiều nước, không uống nước lạnh

Uống đủ nước sẽ giúp máu lưu thông tốt, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Mẹ bầu nên uống 8 đến 10 cốc nước một ngày. Vào những ngày hè nóng bức như này, các mẹ bầu thường giảm nóng bằng việc uống nước đá, nước lạnh. Tuy nhiên việc này có thể khiến mẹ bầu bị viêm họng, đường hô hấp... ảnh hưởng đến thai nhi.

Không tắm quá lâu

Tắm rửa là cách để hạ nhiệt cơ thể và thư giãn. Tuy nhiên, tắm quá lâu khiến cho mẹ bầu bị giảm huyết áp hoa mắt, chóng mặt...Vì vậy mẹ bầu chỉ nên tắm nhiều nhất là 15 phút. Dù là trời nóng nhưng các mẹ bầu nên tắm với nước ấm, cũng không nên tắm nước quá nóng hay lạnh.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ bầu có thêm những kiến thức khi sinh con vào mùa hè ở 3 tháng cuối. Hãy chú ý theo dõi sức khỏe và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường để có cách xử lý phù hợp.

Xem thêm:

  • Cách làm đẹp khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ dành cho mẹ bầu
  • Các chất dinh dưỡng mẹ bầu cần bổ sung trong 3 tháng cuối thai kỳ
  • Nắm bắt tâm lý mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ thường hay gặp phải